ClockThứ Ba, 17/09/2024 16:14

Khai thác đá “lậu” kéo dài 10 năm, một giám đốc bị buộc khắc phục hơn 5 tỷ đồng

TTH.VN - Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (SN 1978, trú xã Hương Xuân, huyện Nam Đông) về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".

Phú Vang tập huấn về xử lý vi phạm hành chínhLựa chọn loài và sản phẩm dược liệu phù hợp điều kiện ở Nam ĐôngXử phạt 5 triệu đồng người đàn ông đăng sai sự thật, xúc phạm CSGTHành động vì động vật hoang dãHai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng đặc biệt, miễn hình phạt tù

 Đặng Quốc Trung tại tòa 

Theo kết quả điều tra, từ năm 2012 - 2022, tại khu vực khe A Ro và khe A Xoài thuộc thôn 4 (xã Hương Hữu, huyện Nam Đông), Trung đã thuê người và sử dụng máy móc, thiết bị để khai thác đá Gabro và đá Granit trái phép với khối lượng hơn 1.564m³. Trong số đó, đã có 948m³ đá đã tiêu thụ, với tổng giá trị 3,658 tỷ đồng. Số lượng đá còn lại tại hiện trường là 616m³, có giá trị gần 500 triệu đồng.

Đáng chú ý, hành vi của Đặng Quốc Trung diễn ra trong suốt 10 năm mà không được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hội đồng xét xử nhận định hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng quy định quản lý tài nguyên khoáng sản của Nhà nước, gây tổn thất lớn về kinh tế và làm suy yếu trật tự pháp luật.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Đặng Quốc Trung 1,5 tỷ đồng về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", đồng thời buộc bị cáo phải nộp lại toàn bộ số tiền hơn 3,6 tỷ đồng do hành vi phạm tội mà có.

THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top