ClockThứ Năm, 04/09/2014 02:19

Bánh nhà & nếp nhà

TTH - Chiếc hộp màu xi măng vuông vắn và xinh xẻo với một dây nơ buộc lệch màu đỏ. Tôi mở nó một cách gượng nhẹ để rồi không khỏi bật lên tiếng xuýt xoa ngay sau đó khi thấy những chiếc bánh trung thu nhỏ xinh nằm ngoan lành. Khoai môn, trà xanh, mè đen và hạt sen – những tên bánh như cái nhoẻn cười thân thiện. Bánh nhà em làm đó chị - Vi nói, gương mặt sáng lên với nụ cười nhẹ.

Vi không phải người làm bánh, dù cô đang được xem là một nhà thiết kế mỹ thuật đầy năng lực của thế giới Trúc Chỉ. Những món đồ handmade của cô trên giấy, trên da hay là sự kết hợp của da, giấy và kim loại thật sự làm xao xuyến giới mộ điệu bởi những đường nét, hoa văn, kiểu dáng cách điệu vừa rất truyền thống, lại vừa rất hiện đại... Trước đó, khi mới chỉ biết Vi, tôi nghĩ cô dường như đang là một trong những sứ giả kết nối vẻ đẹp của quá khứ với đương đại bằng sự ứng dụng của mỹ thuật và làng nghề, cho dẫu chỉ là trong một biên độ nào đó mà cô và các đồng nghiệp của mình đang thực hiện. Nhưng khi nhìn hộp bánh mộc mạc với một cảm giác rất đỗi an toàn – là tôi cảm thấy thế - tôi nghĩ dường như Vi đã truyền được cảm hứng về sự trở về cho các em mình, những người đang ở xa cô trên cả 1000 km. Mà cũng có thể, điều ấy đơn thuần chỉ là nếp nhà đã được dạy dỗ, bảo ban, lưu truyền và đang có cơ hội để quay trở lại ở những người trẻ.

Giữa các câu chuyện lan man sau đó, tôi vẫn cứ nghĩ về sự quay trở lại, hay nói khác hơn là một sự đánh thức về nguồn cội ở những người trẻ. Chỉ bắt đầu từ những chiếc bánh rất nhỏ, nhưng tinh tế, được làm bằng nguyên liệu của quê hương và sự chăm chút của những đôi tay có khi hãy còn lóng ngóng, rõ là đã có một sự thay đổi khi điều ấy không chỉ thể hiện ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm vốn đang khó kiểm soát mà còn thể hiện một thái độ, một ứng xử và cả một trách nhiệm với văn hóa ẩm thực; với sự kế thừa một nếp nhà trước khi là một truyền thống, một bản sắc; cũng như việc đặt vào đó những ý tưởng mới hơn cả trong việc sử dụng chất liệu.

Tôi gõ Google cách làm bánh trung thu Việt Nam, có 954.000 kết quả về trang web; 2.520.000 kết quả hình ảnh; 87.300 kết quả video. Không biết con số này có mang thông điệp nào đó nữa với ai khác, còn với riêng tôi, điều ấy cũng có nghĩa là, không hề có sự chủ quan mà đã có hẳn một sự thay đổi với sự quan tâm khá bất ngờ của cư dân mạng với chiếc bánh truyền thống.

Và tôi cũng cứ nghĩ, khi nói điều này với Vi, thể nào cũng sẽ nhìn thấy nụ cười nhẹ, y như điều mà cô, các em cô và bao người khác nữa đang có cũng là điều giản dị hàng ngày...

Nguyễn An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top