Thế giới

Bảo tàng Ý nhận lại bản sao tranh của Leonardo da Vinci mà không hề biết nó bị đánh cắp

ClockThứ Tư, 20/01/2021 14:32
TTH.VN - Một bảo tàng Ý sở hữu một bức tranh sơn dầu đặc biệt - bản sao của bức Salvator Mundi được cho là do Giacomo Alibrandi - một học trò của Leonardo da Vinci vẽ nhưng không hề hay biết về vụ trộm tác phẩm này.

‘Đấng cứu thế’ của Leonardo da Vinci phá kỷ lục, đạt giá gần nửa tỉ USDTrưng bày kiệt tác của Caravaggio ở Tokyo

Cảnh sát Napoli bất ngờ tìm thấy bản sao của bức Salvator Mundi tại một căn hộ và trao lại cho bảo tàng. Ảnh minh họa: TTXVN

Một bức tranh sơn dầu 500 năm tuổi, bị đánh cắp từ một bảo tàng ở Napoli, đã được lấy lại từ một căn hộ ở ngoại ô thành phố, cảnh sát địa phương cho biết.

Các nhân viên tại bảo tàng San Domenico Maggiore thậm chí còn không hề biết rằng bức chân dung của Chúa Jesu đã bị mất tích vì bảo tàng đã đóng cửa kể từ khi đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai diễn ra tại Ý vào mùa thu năm ngoái. Tác phẩm nghệ thuật này có niên đại từ thế kỷ 16, được cho là do Giacomo Alibrandi - một người học trò của Leonardo da Vinci vẽ.

Cảnh sát cho biết họ đã ngẫu nhiên đến kiểm tra một căn hộ ở ngoại ô thành phố miền nam nước Ý vào cuối tuần. Các sĩ quan đã tìm thấy bức tranh được giấu trong tủ của phòng ngủ. Chủ căn hộ 36 tuổi đã bị tạm giữ vì tình nghi nhận đồ ăn trộm.

Cảnh sát cho biết đây là một “quá trình đặc biệt phức tạp” để xác định bức chân dung. Tuy nhiên, nó đã được phát hiện nhờ sự “tài giỏi và siêng năng” của lực lượng cảnh sát, theo công tố viên Giovanni Melillo của thành phố Napoli. “Không hề có khiếu nại về vấn đề này và thực tế là chúng tôi đã liên hệ với bảo tàng nhà thờ trước đó, nơi không biết về sự biến mất của bức tranh, vì căn phòng nơi trưng bày bức tranh đã không được mở trong ba tháng qua” do đại dịch COVID-19, ông Melillo nói.

Bức chân dung là một bản sao của Salvator Mundi (Đấng cứu thế) nổi tiếng, do chính Leonardo da Vinci vẽ. Bức tranh gốc đã được bán với giá kỷ lục 450 triệu đô la (370 triệu euro) trong một cuộc đấu giá ở New York vào năm 2017.

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng

Rất nhiều hiện vật trong số hàng chục hiện vật vừa được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ người tặng được các chuyên đánh giá vô cùng quý hiếm. Những hiện vật ấy là di sản văn hóa gắn liền với vùng đất, con người, đời sống văn hóa, thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Thừa Thiên Huế.

Gửi gắm hiện vật quý cho bảo tàng
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Nghĩ về một bảo tàng

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng nước lợ tầm cỡ thế giới, rộng nhất Đông Nam Á, có giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh học và bao điều thú vị về lịch sử, văn hóa... Nó được xem như “viên ngọc sinh học quý” mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Cố đô. Với những gì đang hiển hiện, nên chăng cần xây dựng một không gian trưng bày, hay bảo tàng cho hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai?

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Nghĩ về một bảo tàng
Return to top