Thế giới

Cần 75 tỷ USD để chuẩn bị ứng phó với các đại dịch trong tương lai

ClockThứ Bảy, 10/07/2021 15:49
TTH.VN - Trong cuộc họp với các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm G20 ngày 9/7 tại Venice (Italy), một nhóm các chuyên gia nói rằng, các đại dịch trong tương lai sẽ xảy ra thường xuyên hơn và nguy hiểm hơn, và thế giới không thể chờ đợi COVID-19 kết thúc trước khi thực hiện các cuộc đầu tư và cải cách khẩn cấp trên quy mô toàn cầu.

Tuyên bố Rome: Cùng cam kết, cùng hành động trong khủng hoảng y tếG20: Bằng mọi cách ngăn chặn đại dịch, giải cứu việc làm và thu nhậpNhững kỳ vọng vào hành động của G20 trước cú sốc kinh tế toàn cầu do COVID-19

Hội nghị G20 năm nay do Italy chủ trì. Ảnh: CGTN

Theo các chuyên gia này, các chính phủ cần ít nhất 75 tỷ USD trong 5 năm tới để chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra. Con số này cao hơn những gì cộng đồng quốc tế sẵn sàng chi, nhưng “không đáng kể” so với những tổn thất khi một đại dịch lớn khác bùng phát trong tương lai.

Ban hội thẩm của G20 gồm 23 thành viên, trong đó có Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers, người đồng chủ trì cùng với Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala và cựu Bộ trưởng Tài chính Singapore, Tharman Shanmugaratnam. Ban hội thẩm cho rằng một đại dịch mới sẽ khiến các chính phủ thiệt hại gấp 700 lần những gì được đề xuất trong các khoản đầu tư quốc tế bổ sung hàng năm.

Từ đó, ban hội thẩm khuyến nghị thành lập Quỹ Các mối đe dọa Sức khỏe Toàn cầu hàng năm trị giá 10 tỷ USD, cộng với 5 tỷ USD khác mỗi năm để hỗ trợ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới. Cựu Bộ trưởng Summers khẳng định rằng việc chi hàng chục tỷ USD trong 5 năm tới có thể giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ USD trong tương lai.

Ban hội thẩm của G20 cũng kêu gọi thành lập một hội đồng toàn cầu để cung cấp thêm nguồn lực, tăng cường khả năng giám sát và điều phối.

Phát biểu tại cuộc họp hôm qua, ông Summers cho rằng “thế giới đang phải trả giá cao hơn gấp nhiều lần và phải gánh chịu thêm nhiều chi phí về nhân lực và kinh tế hơn trong đại dịch COVID-19 do có quá ít đầu tư vào việc chuẩn bị cho đại dịch… Chúng ta phải làm tốt hơn trong tương lai để chuẩn bị cho các mối đe dọa đại dịch đang nổi lên và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. An ninh quốc gia và an ninh toàn cầu trong tương lai đang bị đe dọa".

Ban hội thẩm cũng kêu gọi tất cả các quốc gia ưu tiên và duy trì các khoản đầu tư trong nước để chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch. Ngoài ra, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ cần đầu tư thêm khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào chi tiêu công cho y tế trong vòng 5 năm tới.

Để lấp đầy những “lỗ hổng lớn” trong việc chuẩn bị ứng phó với đại dịch, ban hội thẩm đã xác định 4 lĩnh vực chính để hành động, bao gồm: giám sát các bệnh truyền nhiễm, tăng khả năng phục hồi của các hệ thống y tế quốc gia, cung cấp và phân phối vaccine và các loại thuốc khác, và tăng cường quản trị toàn cầu.

Theo bà Okonjo-Iweala, các Bộ trưởng Tài chính G20 đều có đánh giá tích cực về báo cáo, đồng thời tin tưởng các khuyến nghị sẽ được thực hiện. 

Hội nghị G20 năm nay do Italy chủ trì, sẽ xem xét chi tiết các báo cáo của ban hội thẩm và các khuyến nghị trước thềm cuộc họp chung giữa các Bộ trưởng Y tế và Tài chính vào tháng 10 tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Tập trung chuẩn bị cho Tháng hành động vì Hợp tác xã

Lần đầu tiên, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì HTX với chuỗi các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX, diễn ra trong năm 2024, cao điểm nhất từ ngày 29/3/2024 đến ngày 29/4/2024. Với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của HTX”, Tháng hành động vì HTX năm 2024, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh – ông Trần Lưu Quốc Doãn đã có cuộc trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế.

Tập trung chuẩn bị cho Tháng hành động vì Hợp tác xã
Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top