ClockThứ Ba, 13/09/2022 07:45

Cân nhắc khi chọn tổ hợp môn học

TTH - Một trong những khó khăn của phụ huynh và học sinh đầu cấp trung học phổ thông (THPT) hiện nay là việc lựa chọn các tổ hợp môn để đăng ký học tập.

Khi lịch sử trở thành môn học bắt buộcCân nhắc khi chọn tổ hợp môn học lựa chọnVài nhận xét về đề thi tổ hợp khoa học xã hội năm 2022

Lựa chọn các môn học trước hết phải căn cứ vào định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: MC

Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với cấp THPT, ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, lịch sử, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương, học sinh còn phải chọn lựa 4 môn học từ các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc và 3 chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với sở thích và nguyện vọng của các em.

Vào đầu năm học mới, các trường THPT căn cứ vào nguồn lực của nhà trường để xây dựng các tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn. Dựa trên nguyện vọng của học sinh, nhà trường xếp lớp học. Tuy nhiên, cái khó của phụ huynh và học sinh là phải lựa chọn các tổ hợp môn và các chuyên đề học tập sao cho phù hợp để các con theo học suốt 3 năm THPT.

Việc đưa ra sự lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp trên thực tế không đơn giản. Qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy nhiều phụ huynh và học sinh còn lúng túng, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn bảo con: “Chọn tổ hợp nào dễ mà học” hay “tùy con, ưa học môn nào thì cứ chọn”…

 Một vài phụ huynh biết, nắm bắt điểm mới của GDPT mới và nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh lớp 10, thấy được thế mạnh bộ môn cũng như  ưu điểm của con mình để định hướng lựa chọn tổ hợp môn học đáp ứng nguyện vọng và tương lai nghề nghiệp. Cô Hoàng Thị Thúy Vy có con gái vào lớp 10 chia sẻ: “Tôi thực sự khó khăn khi quyết định giúp con chọn tổ hợp nào để đăng ký học tập. Phải cùng con phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân con, từ đó lựa chọn tổ hợp môn phù hợp để sau này còn thi vào các trường đại học mà con muốn chọn".

Có trường hợp học sinh băn khoăn đi tìm thầy cô xin định hướng giúp, nhiều câu hỏi gắn liền với sự lựa chọn và định hướng nghề nghiệp tương lai, như: “Em muốn thi khối A, vậy ngoài các môn bắt buộc em nên đăng ký học thêm môn nào nữa ạ?”; “Em phải chọn tổ hợp môn nào để có sự lựa chọn đa dạng ngành học?”; “Nếu chọn tổ hợp sai thì có được chọn lại không?”...

Việc chọn các môn học lựa chọn trước hết phải căn cứ vào định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh, sau đó căn cứ vào ngành học nào để đào tạo ra làm nghề đó, tiếp theo học sinh cần xem ngành học này xét tuyển hay thi khối nào, môn nào, trên cơ sở đó chọn môn tự chọn liên quan đến môn thi hay xét tuyển đại học. Ví dụ, trường hợp học sinh định hướng nghề tương lai là bác sĩ thì chọn ngành y khoa, các môn thi vào ngành y khoa liên quan là toán, hóa, sinh. Toán là môn bắt buộc, còn lại học sinh nên chọn tổ hợp nào có môn hóa, môn sinh và lựa chọn các chuyên đề liên quan đến 3 môn học này.

Không phải ngẫu nhiên mà chương trình GDPT mới cho phép học sinh lựa chọn các tổ hợp môn để học. Cô giáo Châu Thị Thu Hương, giáo viên ngữ văn Trường THPT Hai Bà Trưng cho rằng: “Việc lựa chọn tổ hợp môn học ngay từ năm học lớp 10 có nhiều điều thuận lợi cho học sinh, như định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu và giảm tải cho các môn học học sinh không thi để tập trung vào môn học xét tuyển đại học và học chuyên sâu phục vụ cho nghề nghiệp sau này”. Tuy nhiên, phụ huynh học sinh cũng có những trăn trở, băn khoăn. Theo cô Hương “các cháu còn nhỏ chưa nhận thức đầy đủ nên việc lựa chọn nhiều lúc còn mang cảm tính. Việc lựa chọn này nếu các cháu học một năm thấy không phù hợp hoặc định hướng nghề nghiệp thay đổi thì không thể đổi lại các môn học lựa chọn. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho học sinh và phụ huynh”.

Cần lưu ý, mục tiêu của GDPT 2018 cấp THPT là định hướng nghề nghiệp, nên việc định hướng nghề nghiệp để lựa chọn các môn tương ứng là rất quan trọng. Việc thay đổi trong quá trình học sẽ ảnh hưởng đến cá nhân học sinh, như: thời gian bổ sung kiến thức, kết quả học tập, tâm lý, môi trường học tập khi thay đổi… Nhà trường thì khó khăn trong việc xếp lại lớp học, tổ chức cho học sinh học bổ sung kiến thức… Giáo viên thì khó khăn trong việc thay đổi hồ sơ, học bạ, sổ điểm... Vậy nên, nếu bản thân học sinh chưa chắc chắn trong định hướng nghề nghiệp thì nên lựa chọn nhóm môn nào ít ảnh hưởng đến sự thay đổi, để tránh gặp khó khăn trong quá trình học tập.

Năm học mới triển khai chương trình GDPT 2018 đầu tiên ở các trường THPT. Chương trình mới đem lại cho người học nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, học sinh và phụ huynh cần tìm hiểu, xác định đúng để đưa ra sự lựa chọn phù hợp đem lại kết quả tốt nhất cho các em.

 Nguyễn Thị Hoa Phượng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh lớp 10: Không dễ chuyển đổi môn học

Nhiều học sinh lớp 10 có nguyện vọng chuyển môn/ tổ hợp môn vì sức học không theo kịp, nhưng nhiều trường chưa thể giải quyết, do liên quan đến điều kiện thực tế như đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

Học sinh lớp 10 Không dễ chuyển đổi môn học
Chọn các môn học lớp 10 của trường chuyên

Ngoài các môn học bắt buộc, các môn chuyên của học sinh lớp 10 trường chuyên trùng danh sách các môn lựa chọn nên các em chỉ chọn học 3 môn khác thay vì 4 môn như khối không chuyên.

Chọn các môn học lớp 10 của trường chuyên
Khi lịch sử trở thành môn học bắt buộc

Theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, môn lịch sử từ môn lựa chọn trong tổ hợp môn khoa học xã hội trước đây theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT sẽ trở thành môn học bắt buộc.

Khi lịch sử trở thành môn học bắt buộc

TIN MỚI

Return to top