ClockThứ Hai, 23/06/2014 04:45

Cay như ớt

TTH - Cho người dân tạm ứng tiền để mua giống và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 6.200đồng/kg. Những điều này đã tạo ra một sự chắc ăn để người dân một số xã thuộc huyện Phong Điền như Phong Hiền, Phong Chương, Điền Hương, Điền Lộc... chuyển sang trồng ớt đại trà trên diện rộng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi ớt đã chín đỏ ngoài đồng, lại vẫn chỉ có ớt và bóng dáng của những người dân loay hoay trên các cánh đồng rực lên màu đỏ. Thông tin của VTV Huế quả là đã mang đến một nối niềm còn cay hơn ớt trong một ngày nắng nóng rực tháng 6.

Thực ra mà nói thì đây chưa hẳn là sự bỏ bẵng một cách vô trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người dân trong mùa ớt chín. Trả lời của ông Nguyễn Văn Quang, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho hay, Công ty Tân Phú Quang (Quảng Nam)- đơn vị hợp đồng trồng ớt cũng đã tiến hành thu mua ớt của bà con với giá 4.000 đồng/kg, dưới mức cam kết 2.200 đồng/kg. Kèm theo là không thu lại những chi phí đã đầu tư ban đầu cho người dân. Đối với những thửa ruộng ớt mà người dân xoay xở bán được, công ty cũng không thu các chi phí đã tạm ứng và có phương án hỗ trợ thêm mỗi ha 10 triệu đồng.

Thông cảm, chia sẻ với người dân đã một nắng hai sương, cần mẫn trên các cánh đồng ớt cũng như những nỗi lo, bức xúc đang có, song theo chúng tôi, có lẽ cũng cần phải hiểu những khó khăn của doanh nghiệp trước sức ép của thị trường. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi và có lẽ cũng không ai muốn khi thương lái từ phía Trung Quốc ngừng thu mua ớt chín. Trong khi đó, nhiều địa phương khác ở Thừa Thiên Huế nói riêng và một số tỉnh miền Trung nói chung cũng vào mùa ớt chín. Một thực tế khác cũng cần được trở lại ở đây là bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp tưởng như chắc, mà không hề chắc khi được xây dựng trên sự bị động và hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, nhất là khi đó lại là những đối tác khó tin cậy. Có lẽ, cho đến bây giờ, đây mãi vẫn là những chi phí cơ hội không hề rẻ và vẫn còn chi phối rất nhiều và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống của người nông dân.
Có một câu hỏi đặt ra là, ngoài sự tự xoay xở của người dân trong việc bán cho được lượng ớt chín đỏ đồng, còn cần phải làm gì để người dân không mất đi quá nhiều sức lực đã được đầu tư? Trao đổi về điều này, ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay, hiện trên địa bàn có khoảng 16 ha ớt ở diện này và người dân gần như đều hiểu, chấp nhận và chia sẻ rủi ro cũng doanh nghiệp. Nhiều hộ gia đình đã chủ động thu hoạch và phơi khô ớt khi được nắng để chế biến ớt bột và tiêu thụ dần.
Hẳn nhiên, giải pháp tạm thời vẫn hoàn giải pháp tạm thời. Câu chuyện về ớt, về lạc và dưa hấu, nhãn, vải... ế ẩm trên thị trường như đã có, đang có có lẽ vẫn còn là vấn đề mà ai cũng nhìn thấy, song vẫn chưa có câu trả lời hoặc một kế hoạch khả thi và hữu hiệu cho sự chủ động.
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top