Châu Âu chịu vạ lây trong cơn bão trừng phạt Nga
TTH.VN - Tại hội chợ công nghệ Moscow tháng trước, các giám đốc điều hành châu Âu phải đối diện với thực tế mới khi phương Tây trừng phạt Nga: số lượng khách tham quan và bạn hàng giảm chỉ còn một nửa so với năm ngoái.
“Ảnh hưởng về mặt kinh doanh rõ ràng hơn bao giờ hết. Ít gian hàng hơn, ít công ty tham gia hơn”, Mark Bultinck, giám đốc bán hàng công ty màn hình kỹ thuật số Bỉ Barco, cho biết. Công ty có gian hàng tại hội chợ hàng năm ngành thiết bị nghe nhìn.
Tác động của các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng rõ ràng đến Barco.
Barco mất mối làm ăn với công ty đóng tàu lớn nhất của Nga, do Mỹ và Liên minh châu Âu đưa Tổng công ty đóng tàu United vào danh sách đen hồi tháng 7. Điều này đồng nghĩa với việc Barco không thể bán màn hình lắp trên các mô hình huấn luyện của United nữa.
Những gì Barco đang trải qua cho thấy lệnh trừng phạt có ảnh hưởng rộng lớn không chỉ đến các công ty Nga mà cả công ty châu Âu, vào thời điểm nền kinh tế của châu lục này đang yếu kém ít có khả năng chống đỡ.
Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Nga cuối mùa hè nhằm vào các lĩnh vực như năng lượng, ngân hàng, quốc phòng do phản đối Moscow ủng hộ quân nổi dậy miền đông Ukraine. Đây được xem như một nước đi khó khăn của phương Tây.
Khi danh sách đen của EU, liệt kê ngày càng dài các công ty Nga có thể bị trừng phạt do khủng hoảng Ukraine, thì các ví dụ về việc kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng và tốn kém cũng ngày càng rõ ràng.
Trong tháng 8, một tháng sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực, xuất khẩu EU sang Nga giảm 19% xuống còn 7,9 tỷ euro so với tháng trước, mất gần 2 tỷ, theo cơ quan thống kê Eurostat EU cho biết. Mặc dù các dữ liệu không được điều chỉnh bởi biến động theo quý, nhưng xuất khẩu vẫn giảm 18% so với cùng kỳ năm 2013, thời điểm bận rộn thường niên.
Sự sụt giảm phần nào phản ánh lệnh cấm thực phẩm Moscow áp dụng với Liên minh châu Âu, động thái phản kháng lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó sâu xa hơn rất nhiều. Tổng xuất khẩu EU giảm 12% trong tám tháng đầu năm 2014.
Trong tháng 8, xuất khẩu máy móc và thiết bị vận tải như ô tô và máy kéo của EU giảm 23% so với tháng trước. So với năm 2013, lượng xuất khẩu này giảm 21%.
Các mặt hàng sản xuất xuất khẩu giảm 16% trên toàn bộ khối liên minh 28 quốc gia trong tháng 8. Chiếm tới một phần ba lượng hàng xuất sang Nga, Đức chứng kiến sự sụt giảm trong việc bán hàng hóa, cùng lúc đó Italy cũng giảm một nửa lượng xuất.
Xin giấy phép
Các biện pháp trừng phạt có tác động mạnh mẽ đến vậy là do các công ty EU không thể bán hàng hóa lưỡng dụng, tức là hàng dân sự có thể sử dụng cho quân sự. Nếu không có giấy phép sử dụng, không một loại hàng hóa nào được phép lưu thông.
Máy kéo, cần cẩu, máy xúc và các bộ phận cơ khí cần thiết dùng để sửa chữa ô tô và xe tải, đều thuộc loại sử dụng có kỳ hạn và cần được cấp phép.
Nếu không có giấy phép, nhà sản xuất sẽ phải chịu một khoản tiền phạt trị giá 10% trên tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, quan chức cho biết.
Tuy nhiên, việc cấp phép như vậy có thể trì hoãn quá trình xuất khẩu từ 2 đến 3 tháng do lượng sản phẩm cần cấp phép quá nhiều trong khi hải quan chưa thể xử lý được gánh nặng hành chính.
“Sự chậm trễ xảy ra là do dòng chảy tăng lên cho việc cấp phép tư nhân”, ông Tristan Grimmer, luật sư tại Baker & McKenzie tại London, người đã giúp các công ty điều phối quá trình, cho biết.
“Với các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, phần lớn chúng hiện đang được xử lý dù trước đó không yêu cầu giấy phép xuất khẩu, vì vậy nếu bạn muốn bước chân vào lĩnh vực hoàn toàn mới này, bạn cần được cấp phép để cung ứng trên thị trường Nga”.
Vào tay Trung Quốc
Số đơn xin cấp phép tăng 40% kể từ tháng 8 và nhân viên hành chính phải xử lý một lượng lớn thư điện tử từ các công ty muốn tham vấn, quan chức chịu trách nhiệm kiểm soát dịch vụ hàng hóa chiến lược vùng Flanders của Bỉ cho biết.
“Các công ty đều muốn hồ sơ của mình được xử lý gấp. Nhưng quyền hạn không chỉ có trong tay chúng tôi. Đôi khi chúng tôi cần xác nhận của Đại sứ quán Bỉ tại Nga”, một vị quan chức yêu cầu giấu tên cho biết.
Tại Đức, luật sư Baerbel Sachs nói rằng rất khó để được cấp phép. Ngay cả việc kết nối với quan chức hải quan trên điện thoại để bàn thảo về giấy phép cũng khó thực hiện được do có quá nhiều người gọi điện.
Chính phủ đang nỗ lực đẩy mạnh tiến độ bằng việc thuê thêm nhân viên và tăng tốc quá trình xử lý. Tổ chức kiểm soát xuất khẩu của Anh cho biết gần như tất cả các giấy phép được giải quyết trong thời hạn 60 ngày.
Nhưng ngay cả trong thời gian đó, các công ty vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất hợp đồng vào tay các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc và các quốc gia khác, theo lời ông Frank Schauff, giám đốc văn phòng điều hành Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Nga.
“Các nước không áp đặt lệnh trừng phạt có thể thâm nhập vào nơi EU để trống. Các vị thế kinh tế EU từng có ở Nga có thể bị mất đi và chúng rất khó để có thể lấy lại được”.
Đặc phái viên của Bắc Kinh đến Berlin hồi tháng 10 cho biết Trung Quốc sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh ở Nga.
Tại công ty Barco của Bỉ, các doanh nhân cho biết vẫn có thể hoạt động kinh doanh ở Nga, nhưng chỉ trong thời điểm hiện tại.
“Mọi người biết rằng các giao dịch đang có sẽ không kéo dài lâu được nữa. Đó là một thực tế mà chúng tôi đành phải tính đến", ông Cark Vanden Bussche, giám đốc quan hệ cổ đông, cho biết.
Thu Trang (Theo VnExpress)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”