ClockThứ Năm, 20/04/2017 22:07

10 triệu EUR cho quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

TTH - Quản lý bền vững 200 ngàn ha rừng xuyên biên giới giữa Nam Lào và miền Trung Việt Nam; mục tiêu ngăn chặn mất rừng, suy thoái rừng ở khu biên giới nhằm bảo tồn lâu dài các bể chứa cac bon, tính đa dạng sinh học (ĐDSH). Đó là chiến lược cũng như kết quả nổi bật được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao tại hội nghị tổng kết dự án “Dự trữ cac bon và Bảo tồn đa dạng sinh học” (CarBi), do Ban Quản lý dự án CarBi hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam phối hợp với dự án WWF-CarBi tổ chức vào chiều 20/4.

Dự án CarBi được triển khai từ năm 2011 đến đầu 2017 với tổng kinh phí 10 triệu EUR, do Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn hạt nhân Đức (BMU) thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và các dự án: WWF, CEPF, ADB, IZW, HSBC tài trợ. Vùng dự án thực hiện gồm hai tỉnh Thừa Thien Huế, Quảng Nam (Việt Nam) và các tỉnh: Xê Kông, Salavan, Champassak, Attapue (Lào). Sau 6 năm hoạt động, dự án CarBi hỗ trợ tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng biên giới, như mua sắm hệ thống bộ đàm, lắp đặt trạm thời tiết mini, xây dựng 4 trạm kiểm lâm và 2 trại bảo vệ rừng; thiết lập và sử dụng phần mềm MIST/SMART trong giám sát và báo cáo các hoạt động tuần tra rừng; triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, hướng đến việc thay đổi hành vi cộng đồng; hỗ trợ cộng đồng phát triển kinh tế...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh của nước bạn Lào có tính ĐDSH cao, có nhiều loại động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt. Dự án CarBi có sự đóng góp, hỗ trợ rất lớn cho các địa phương trong bảo tồn và phát huy các giá trị ĐDSH. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương mong thời gian đến, dự án và các tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương, nước bạn Lào trong việc bảo tồn ĐDSH, quản lý, bảo vệ rừng một cách hiệu quả.

Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG:
Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm

Đó là quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh trước thực trạng người dân xây dựng, lắp đặt các biển hiệu, biển quảng cáo lấn chiếm công trình, vỉa hè, che khuất hệ thống an toàn giao thông (ATGT), phần đường dành cho người đi bộ… làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, trật tự ATGT.

Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top