ClockThứ Hai, 08/06/2015 18:01

7,2 tỉ bồi thường cho ông Chấn: Trách nhiệm của cá nhân hay pháp nhân Nhà nước?

TTH.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả.

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong cuộc trao đổi bên ngoài hành lang Quốc hội về việc dùng tiền ngân sách nhà nước để bồi thường cho oan sai trong hoạt động tư pháp.

Pháp nhân Nhà nước phải đứng ra bồi thường

Theo ông Nguyễn Đình Quyền, việc bồi thường oan sai phải thực hiện theo quy định của pháp luật, trước đây có Nghị quyết Quốc hội và hiện đang được thực hiện theo Luật Bồi thường Nhà nước. Việc thực hiện công vụ nhà nước và oan sai của công vụ nhà nước thì tất cả các nước đều do ngân sách chi trả, không chỉ mình Việt Nam.

“Các cụ nói “con dại cái mang” nên pháp nhân nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại. Đó là quan hệ hành chính Nhà nước, giữa thực hiện công vụ và người có quyền, lợi ích liên quan chứ không phải là quan hệ dân sự giữa hai bên khi anh làm sai mà tôi phải bồi thường lợi ích cho anh. Đó là về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả”, ông Quyền cho biết.

Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội 

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng. việc bồi thường oan sai thời gian qua trong tố tụng hình sự nhìn chung rất chậm. Điều đó có nguyên nhân về cơ chế, khi chính những người làm oan lại đi thực hiện công tác bồi thường. Mặc dù có chấn chỉnh nhưng tính cố chấp của các cơ quan quyền lực khi làm sai vẫn thường dây dưa, trì hoãn, gây khó khăn.

“Đã đến lúc thay đổi mô hình thủ tục, tức giao cho một cơ quan khác để đảm bảo khách quan, công khai và minh bạch hơn. Có thể giao Bộ Tư pháp, là cơ quan không tiến hành tố tụng nhưng là cơ quan thay mặt Nhà nước vì dù là oan sai ở khâu nào cũng đều bồi thường từ ngân sách cả”, ông Quyền nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Đình Quyền cũng cho biết, ở nhiều nước pháp luật quy định nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán và vô tư nhưng xảy ra sai thì Nhà nước vẫn bồi thường. Đặc biệt là công chức tư pháp được loại trừ hoàn toàn khỏi trách nhiệm bồi thường về vật chất, để không bị sức ép gì khi thực hiện công vụ.

Tuy nhiên tại sao các nước lại phải bồi thường rất ít? Theo đại biểu, vấn đề này liên quan đến công tác cán bộ, bổ nhiệm, tuyển dụng, thanh kiểm tra và xử lý cán bộ. Giữa việc bồi thường oan sai với công tác cán bộ có liên quan rất mật thiết.

Nếu chúng ta còn làm kiểu lỏng lẻo trong công tác cán bộ, vẫn để lọt những người không xứng đáng vào bộ máy Nhà nước thì tất cả những công tác yếu kém đó Nhà nước và người dân phải chịu.

Bồi hoàn chả thấm gì so với số tiền ngân sách bỏ ra

Theo luật, cần chứng minh người làm oan do lỗi cố ý phải bồi hoàn tiền cho Nhà nước, nhưng thực tế giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong tố tụng là rất khó phân biệt. Bởi vì luôn luôn người ta vin vào lý do năng lực hạn chế dù thực tế do năng lực hay do tinh thần trách nhiệm, do cố ý thì chứng minh rất khó, trừ trường hợp bắt quả tang người đó có “đi ngầm” với đương sự.

Cũng theo đại biểu này, ngay cả do lỗi cố ý đi chăng nữa thì mức độ bồi hoàn của cán bộ, viên chức cũng rất nhỏ. Việc bồi hoàn vẫn phải đảm bảo cho công chức đó sống được từ lương thì có những khoản bồi hoàn đến trăm năm cũng chả thấm gì so với số tiền ngân sách Nhà nước phải bỏ ra.

Như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) sắp được bồi thường với số tiền 7,2 tỷ đồng và có cán bộ bị tạm giam, tạm giữ, theo ông Quyền, cá nhân làm oan sẽ phải bồi hoàn nếu chứng minh là lỗi cố ý. Tuy nhiên, trong tương lai cần nghiên cứu có quy định theo hướng “lỗi cố ý” hay không. Thực tế không có nước nào là công chức đứng ra bồi hoàn thiệt hại cho người bị oan cả nhưng oan sai ở họ rất ít.

Về nguyên tắc Nhà nước vẫn phải bồi thường và quyền lợi của người bị oan phải được bảo đảm. Còn nếu muốn Nhà nước không phải chi ngân sách bồi thường thì phải chấn chỉnh lại toàn bộ bộ máy Nhà nước, để chọn được người xứng đáng vào vị trí công tác đó./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Return to top