ClockThứ Sáu, 29/05/2020 08:39

8 nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm khoa học & công nghệ lớn của cả nước

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã đề ra mục tiêu:

"Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á”.

Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 54-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết.

Chương trình đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022.

Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Ảnh: NT

Tăng trưởng GRDP 7,5 - 8,5%/năm. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2-2,2%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 62-65%;...

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

8 nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ giải pháp sau:

1- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết.

2- Xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

3- Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

4- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

5- Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa các dịch vụ công.

6- Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; phát triển trung tâm logistics; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7- Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

8- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top