ClockThứ Sáu, 18/05/2018 13:00

Luôn nỗ lực, phấn đấu

TTH - “Đại úy chuyên nghiệp (CN) Trần Tình, công tác tại Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh luôn nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là trung tâm của mối đoàn kết tập thể, được đồng đội quý mến và là tấm gương sáng trong “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Trung tá Dương Văn Hoàn, Trưởng ban Tuyên huấn Bộ CHQS tỉnh nhận xét.

Đã hết giờ làm việc, nhưng Đại úy CN Trần Tình vẫn nán lại dựng xong phóng sự về "Huấn luyện kỹ năng phòng chống thiên tai cho lực lượng dân quân tự vệ" để kịp thời gian phát sóng. Với nhiệm vụ tuyên truyền cho hoạt động của lực lượng vũ trang (LLVT), anh chưa bao giờ lơ là, chậm trễ trong công việc. Ngoài những bản tin thời sự, anh luôn tìm kiếm đề tài về các hoạt động của LLVT tại vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền.

Đại uý CN Trần Tình trong một lần tác nghiệp tại A Lưới

Vốn xuất thân từ nhân viên chiếu phim nhưng với năng khiếu và lòng đam mê với nghiệp báo chí, anh đã được cử đi học tại Trường Sân khấu điện ảnh và trở thành một người cầm bút thực thụ. Đến nay, số phóng sự được thực hiện bởi cái tên “Trần Tình” rất nhiều, phủ sóng dày đặc khắp các kênh truyền tình tên tuổi như: Quân đội Nhân dân Việt Nam, Truyền hình Quốc phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh… Khán giả, nhất là những người lính không còn xa lạ với anh “phóng viên chiến trường” Trần Tình xông xáo, nay vùng này, mai vùng khác, không ngại khó khăn, vất vả để cho ra đời những phóng sự có chiều sâu.

Vốn là dân “tay ngang” nên anh cũng gặp không ít khó khăn khi tác nghiệp từ việc chọn đề tài, góc tiếp cận đến cách phỏng vấn nhân vật. Nhưng sau mỗi chuyến tác nghiệp, anh lại có thêm những kinh nghiệm, vốn kiến thức và yêu quý, trân trọng hơn công việc cũng như những “đứa con tinh thần” của mình. “Phản ánh đúng bản chất sự việc, đặt tính chân thật lên hàng đầu, có nhiều góc tiếp cận sáng tạo để cho ra đời những thước phim sinh động, đó là những gì tôi đã đúc kết được trong suốt quãng thời gian làm nghề của mình”, Đại úy CN Trần Tình chia sẻ.

Không chỉ giỏi chuyên môn, anh còn là một trong những mối đoàn kết của đơn vị. Anh luôn sống hòa đồng, nói đi đôi với làm để nêu gương cho đồng đội. Đối với công việc, anh lúc nào cũng cẩn trọng, đã nhận nhiệm vụ là phải hoàn thành. Mỗi phóng sự gửi đi phát sóng, anh đọc đi đọc lại, chỉn chu trong từng câu chữ, hình ảnh. Với anh, đã theo nghiệp báo thì hết việc chứ không hết giờ. Anh tranh thủ mọi thời gian để học hỏi những kỹ thuật dựng phim mới, tìm hiểu sách báo để đúc rút cho mình cách tiếp cận đề tài, chọn lát cắt phù hợp… nhằm nâng cao tay nghề.

 Đại úy CN Trần Tình tâm sự, học Bác không phải là cái gì to tát, xa lạ mà chính là học cách ứng xử với đồng đội, học trong cách tu dưỡng, rèn luyện bản thân mỗi ngày. Đối với công việc, nhất là đặc thù của nghề báo, anh luôn khắc ghi lời Bác dạy và luôn tâm niệm đã làm nghề thì trước hết phải đề cao tính chân thật, phải là người thật, việc thật và gần gũi với từng người lính, quần chúng Nhân dân để có những bài viết, phóng sự hay, sinh động.

Là một nhà báo không chuyên, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề, đam mê với công việc, Đại úy CN Trần Tình đã được ghi nhận qua những giải thưởng có giá trị như: Huy chương Bạc tại Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XI (năm 2016), giải Khuyến khích báo chí tỉnh lần thứ X (năm 2017)… Hai năm liền, Đại úy CN Trần Tình được Bộ CHQS tỉnh tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top