ClockThứ Hai, 14/10/2019 05:45
Kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 – 15/10/2019)

Bám cơ sở làm dân vận

TTH - Công tác dân vận luôn được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh thực hiện nghiêm túc gắn với các phong trào thi đua. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Dấu ấn người đảng viên có đạoCông tác dân vận phải đi vào chiều sâu

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà (giữa) trong một lần nói chuyện với người dân về phong trào xây dựng nông thôn mới ở Quảng Điền

Dân đồng tình, ủng hộ

Bộ mặt các xã vùng thấp trũng của huyện Quảng Điền những năm gần đây rất khởi sắc. Kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ làm công tác dân vận ở cơ sở. Cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các xã, thị trấn của huyện đã thường xuyên bám cơ sở để tuyên truyền, vận động, cùng người dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước kết hợp với phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Có không ít những tấm gương đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Điển hình như ở thôn Đông Xuyên, xã Quảng Vinh có ông Nguyễn Bí đã đóng góp 1 tỷ đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn. Người dân các thôn Phổ Lại, Thanh Cần, Nam Dương, Ô Sa của xã Quảng Vinh cũng tự nguyện hiến đất, cây cối có trị giá hơn 1 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường liên thôn dài gần 12km. Người dân các thôn Bác Vọng Đông, Nam Phú xã Quảng Phú; thôn Phò Nam, Niêm Phò xã Quảng Thọ cũng hiến tài sản trên đất hơn 1 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường kết hợp đê ngăn lũ Quảng Phú – Quảng Thọ dài dần 7km…

Tại xã Vinh Hưng (Phú Lộc), từ năm 2011 đến nay, người dân tự nguyện đóng góp 3,5 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công cùng chính quyền địa phương xây dựng 11,6km đường giao thông.

Nhiều gia đình ở các xã của huyện A Lưới sẵn sàng hiến hàng chục ngàn mét vuông đất, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để xây trường học, mở rộng đường giao thông, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành động lực, làm thay đổi đời sống của người dân địa phương.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Minh Nhân khẳng định: “Nhiều chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, việc đền bù, giải phóng mặt bằng, bình xét hộ nghèo, xây dựng hương ước, quy ước, làng, xã văn hóa... ở các địa phương đều được công khai để người dân biết. Do vậy, người dân không chỉ được biết mà còn được bàn, được quyết định trực tiếp, được biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh, nên họ rất đồng tình và sẵn sàng hi sinh quyền lợi riêng vì cái chung, vì sự phát triển của quê hương”.

Khắc phục hạn chế, thể hiện quyết tâm cao

Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã, TP. Huế đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân để tập trung tháo gỡ những tồn tại, khó khăn ở cơ sở. Việc làm này được người dân đồng tình ủng hộ; nhiều mâu thuẫn phát sinh cũng được giải quyết ngay tại cơ sở.

Nhiều giải pháp, bài học kinh nghiệm cũng được đúc rút từ thực tế trong công tác dân vận. Đó là, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nắm chắc các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện. Mọi hoạt động đều phải hướng về cơ sở, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người dân và giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng theo UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn, công tác nắm bắt tình hình Nhân dân tại một số địa phương, đơn vị còn thiếu kịp thời; hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tại một số cơ sở còn nhiều lúng túng, chưa có nhiều giải pháp phù hợp trong công tác nắm bắt, định hướng dư luận... Công tác dân vận chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên một số mặt còn hạn chế, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư ở các chương trình, dự án; một số khó khăn, bức xúc của người dân ở địa phương chậm được giải quyết… Đó là những tồn tại, khó khăn, nhưng cũng là bài học kinh nghiệm cần được đúc rút để sớm được khắc phục nhằm làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong thời gian tới.

Nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã và đang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện như: phong trào “Chủ nhật xanh” và  “Nói không với sản phẩm ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” tại các địa phương toàn tỉnh; mô hình xã hội hóa hệ thống camera giám sát an ninh của TP. Huế; “Hũ gạo tiết kiệm” của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; “Ánh sáng nông thôn” ở xã Hồng Thượng, A Lưới; “Hàng rào xanh - đoạn đường thân thiện ở Phong Điền; “Xóm đạo bình yên” ở Phú Vang…

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trình chiếu nhiều bộ phim hay về đề tài quân đội

Đông đảo các chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, các bạn trẻ trên địa bàn TP. Huế đã đến xem các bộ phim điện ảnh, tài liệu xoay quanh đề tài quân đội và người lính trong đợt phim Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).

Trình chiếu nhiều bộ phim hay về đề tài quân đội
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024
Return to top