ClockThứ Hai, 10/05/2021 15:02

Bớt khó khăn khi nhận trợ cấp thất nghiệp

TTH - Nhiều lao động bị ảnh hưởng, mất việc làm do dịch COVID-19. Lúc này, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thực sự trở thành phao cứu sinh, giúp họ trang trải cuộc sống.

Nâng mức hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghềTạo nghề cho lao động thất nghiệpĐiều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên anh Nguyễn Công Hào, công nhân của một xí nghiệp in bị cho thôi việc. Ngay sau đó, anh Hào làm thủ tục hưởng BHTN và nhận số tiền trợ cấp hơn 5 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian khó khăn. “Khi làm thủ tục hưởng BHTN, tôi còn được tư vấn, giới thiệu việc làm. Hiện nay, tôi đang lựa chọn việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của mình để tiếp tục công việc”, anh Hào chia sẻ.

Đa phần người lao động sau khi mất việc đều trông chờ vào chế độ BHTN. Chính sách này thực sự trở thành “điểm tựa” của NLĐ, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì cuộc sống. Đồng thời, giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động; giảm gánh nặng cho doanh nghiệp vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này.

Những năm đầu triển khai chính sách BH thất nghiệp, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp còn tương đối thấp, với thời gian hưởng ngắn. Tuy nhiên, những năm gần đây, số chi các chế độ BH thất nghiệp so với số thu vào quỹ BH thất nghiệp bắt đầu gia tăng. Từ năm 2020 đến nay là thời điểm có số lao động đề xuất và hưởng trợ cấp thất nghiệp nhiều nhất với gần 10.000 người. Theo Luật Việc làm, khi lao động thất nghiệp đã tham gia đóng BHXH từ 12 - 36 tháng, sẽ được hỗ trợ 3 tháng lương. Mỗi năm tăng thêm sẽ được tăng thêm 1 tháng với mức bình quân 60% của tháng lương tối thiểu.

Số lượng lao động nghỉ việc do đơn vị giải thể, thay đổi cơ cấu tổ chức, thu hẹp sản xuất. Riêng lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 tập trung vào lao động hợp đồng ở các ngành giáo dục, nhân viên cấp dưỡng, nhân viên bán hàng… Số lao động có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 62,8%. Người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp rơi vào nhóm có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm 47,9%), đại học và trên đại học (chiếm 21,5%).

 Dù BHTN là loại bảo hiểm ngắn hạn, song lại có vai trò là điểm tựa giúp NLĐ khi không có việc làm được nhận hỗ trợ; được tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm. Sau khi tốt nghiệp nghề, người lao động sẽ được giới thiệu đến các doanh nghiệp làm việc hoặc tự tìm việc làm.

Tin vui đối với lao động có tham gia BHTN trong thời gian gần đây là từ 15/5, người lao động tham gia BHTN sẽ được tăng mức hỗ trợ học nghề. Theo đó, đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến ba tháng, mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề hơn ba tháng, mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Quy định này tạo điều kiện cho người thất nghiệp tham gia khóa học nghề ngắn hạn cũng như những ngành, nghề có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Để tăng cường kết nối cung - cầu lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm thu thập thông tin, dữ liệu về những vị trí việc làm còn trống cũng như khai thác nhu cầu tìm việc của những người đến làm thủ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về cung - cầu lao động đồng bộ nhằm tạo mở ra cơ hội tìm việc làm mới cho người lao động.

Ngọc Dung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo lưới an sinh khi triển khai trợ cấp hưu trí xã hội và trợ cấp tháng

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi dành riêng Chương III để quy định về một khái niệm mới trong hệ thống an sinh là trợ cấp hưu trí xã hội. Điểm đáng chú ý là đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là người từ đủ 75 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng.

Tạo lưới an sinh khi triển khai trợ cấp hưu trí xã hội và trợ cấp tháng
Bàn giao nhà ở cho hộ khó khăn ở xã Phong Hiền

Chiều 8/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Công ty CP Dược Medipharco Huế tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhà ở cho hộ bà Trần Thị Tể, ở thôn Sơn Tùng, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền.

Bàn giao nhà ở cho hộ khó khăn ở xã Phong Hiền
Tháo gỡ khó khăn trực tiếp từ cơ sở

Điều này phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân và cũng là sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên khi đội ngũ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu thường xuyên tăng cường đi cơ sở, khảo sát tình hình để tập trung lãnh, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho từng vụ việc cụ thể ở cơ sở.

Tháo gỡ khó khăn trực tiếp từ cơ sở
Return to top