ClockThứ Tư, 16/08/2023 14:09

Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi (MN) giai đoạn 2021-2030, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương nhằm góp phần phát triển KT-XH, từng bước cải thiện đời sống của người dân. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng – Trưởng ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này. Ông Hồ Xuân Trăng cho biết:

Tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Đồng hành cùng trẻ em đồng bào dân tộc thiểu sốPhụ nữ đồng bào thiểu số với mô hình vi sinh bản địa

leftcenterrightdel
 Ông Hồ Xuân Trăng – Trưởng ban Dân tộc tỉnh

Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và các huyện, thị xã có ĐBDTTS (Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà). Dân số toàn vùng ĐBDTTS có 121.248 người/24.657 hộ; trong đó, DTTS 54.062 người chiếm 45,43% so với dân số toàn vùng ĐBDTTS, chiếm 4,9% so với dân số toàn tỉnh. Thành phần dân tộc bao gồm: Pa Cô 20.290 người (chiếm 37,53%); Tà Ôi 12.771 (chiếm 23,61%); Cơ Tu 16.719 (chiếm 30,94%); Vân Kiều 1.389 người (chiếm 2,57%); Pa Hy 1.081 người (chiếm 2%) và một số dân tộc khác (Mường, Thái, Thổ, Hoa...) 1.812 người (chiếm 3,35%). Vùng ĐBDTTS và miền núi tỉnh bao gồm 24 xã (14 xã khu vực III, 71 thôn đặc biệt khó khăn).

Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS&MN cuối năm 2022 giảm 9.84% (giảm từ 40,23% xuống còn 30,39%), riêng huyện A Lưới giảm 12,08% (giảm từ 52,79% xuống còn 40,71%). Đồng thời, thu nhập bình quân đầu người có bước chuyển biến tích cực, cụ thể của huyện A Lưới đạt 31 triệu/năm, huyện Nam Đông đạt 49,3 triệu/năm.

Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để giúp bà con vùng ĐBDTTS thoát nghèo?

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm rất lớn trong việc ban hành các nghị quyết, quyết định; ban hành các chính sách đầu tư, hỗ trợ cho vùng ĐBDTTS&MN với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Những chính sách đó đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo được niềm tin của người dân vùng ĐBDTTS đối với Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2016-2020, các chính sách được triển khai. Trọng tâm đó là: Chương trình 135 – dự án (DA) 2 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ đặc thù theo Quyết định 2085/QĐ-TTg về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng ĐBDTTS. Ngoài ra, còn có một chính sách đối với người có uy tín trong ĐBDTTS theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới trong vùng ĐBDTTS theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo Quyết định 498/QĐ-TTg; tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg...

Những chính sách đó được thực hiện ra sao - thưa ông?

 Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong công tác triển khai chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, các chương trình, chính sách, DA đầu tư cho vùng ĐBDTTS&MN tỉnh nhà đã có được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Kinh tế phát triển khá vững chắc. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân chung trên 16%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBDTTS&MN năm 2020 giảm xuống còn 16,42%, giảm mỗi năm từ 3-4%; 100% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt chỉ tiêu trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; về mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Giải quyết được tình trạng du canh du cư tự do; Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã tác động tích cực đến ý thức và thay đổi hành vi của người dân trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, an ninh mạng, hôn nhân và gia đình, bảo vệ môi trường, dân chủ cơ sở tại các xã, thị trấn...

Từ năm 2021 đến nay, Đảng và Nhà nước triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã và đang quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

leftcenterrightdel
 Chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia học may công nghiệp

Ông có thể cho biết, tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719 về phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh?

Trong 2 năm 2022 và 2023 triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030, UBND tỉnh bằng nhiều biện pháp đã tích cực, chủ động để chỉ đạo cơ quan chủ chương trình và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện; tổ chức giao ban nghe báo cáo tiến độ thực hiện và giải ngân hàng tháng tại UBND tỉnh; trực tiếp đi cơ sở (hai huyện phân bổ kinh phí lớn là A Lưới, Nam Đông) để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

Là cơ quan thường trực Chương trình MTQG 1719 Thừa Thiên Huế, Ban Dân tộc tỉnh đã rất chủ động trong tham mưu, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn từ Trung ương, kịp thời tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ các văn bản để có cơ sở triển khai; thành lập Tổ công tác để hỗ trợ trực tiếp 2 huyện Nam Đông, A Lưới; thường xuyên nắm bắt tình hình và giải đáp khó khăn, vướng mắc từ địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thuộc chương trình vẫn còn thấp. Tính đến 30/6/2023, vốn đầu tư phát triển kéo dài từ năm 2022 sang giải ngân được 23.581/62.815 triệu đồng, tỷ lệ 37,5%; vốn kế hoạch năm 2023 giải ngân được 9.638/120.432 triệu đồng, tỷ lệ 8%; vốn sự nghiệp năm 2022 và 2023 giải ngân được 7,2%.

Để tiếp tục đồng hành cùng người dân vùng ĐBDTTS phát triển KT-XH, theo ông, tỉnh cần làm những gì?

Hiện nay cơ bản đã đầy đủ các cơ chế để tổ chức triển khai thực hiện. Trong 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh để triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN; tiếp tục đồng hành cùng người dân vùng ĐBDTTS phát triển KT-XH. Cụ thể: Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng ban hành hoặc đề xuất Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ban hành hệ thống văn bản quy định thống nhất, đồng bộ đối với quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện CTMTQG theo đúng quy định; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc và giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn; đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước được giao (bao gồm cả dự toán năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân đến 31/12/2023 và dự toán năm 2023) trong năm 2023.

Chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các tiến độ cụ thể; cam kết giải ngân; tập trung các giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn nhất là các thủ tục, hồ sơ thực hiện dự án đầu tư phát triển; tập trung triển khai các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý phù hợp với quy hoạch, định hướng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình tại các cấp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao trong năm 2023. Trong đó, tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, ngành lĩnh vực và trong tổ chức triển khai các chương trình năm 2023.

Trong thời gian tới, khi các văn bản của các bộ, ngành được ban hành hoàn thiện, UBND tỉnh sẽ khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo giải ngân 100% nguồn vốn được giao.

Xin cảm ơn ông!

Châu Bạch (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên

TIN MỚI

Return to top