ClockChủ Nhật, 30/10/2022 06:14

"Chỗ dựa" cho đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Hương Hữu là xã nghèo vùng núi huyện Nam Đông, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với chính quyền địa phương, lực lượng dân quân xã là "chỗ dựa" vững chắc cho người dân...

Chỗ dựa vững chắc khi về giàThêm cơ hội an cư cho người dân các xã đặc biệt khó khănLan tỏa mô hình bảo vệ môi trường

Trồng cây giống hưởng ứng phong trào "Chủ nhật xanh"

Trận mưa lớn vào giữa tháng 10 vừa qua, càng khiến cho những hộ dân sống dưới chân đồi của thôn Gông Gênh và thôn Ra Rang (xã Hương Hữu) phải thấp thỏm lo âu về những cơn lũ quét bất ngờ. Để hạn chế những thiệt hại cho bà con, ngay khi có dự báo mưa lớn, lực lượng dân quân xã đã đến từng nhà để truyền đạt thông tin thời tiết cực đoan và nắm tình hình để chủ động trong việc di dời dân đến nơi an toàn.

Ông Trần Ngọc Duy, Chỉ huy trưởng, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã cho biết: Bà con ở đây rất khó khăn, điều kiện tiếp cận thông tin cũng có phần hạn chế, nên cứ mùa mưa lũ đến, chúng tôi lại chủ động nắm thông tin để kịp thời cùng người dân phòng, chống mưa bão. Ban CHQS xã huy động các lực lượng dân quân cơ động, dân quân tại chỗ tham gia công tác phòng, chống bão, lụt và sẵn sàng hỗ trợ người dân 24/24h.

Bà Căn Ta Re (xã Hương Hữu) bộc bạch: Tôi già cả, ốm yếu lại sống một mình, may mà có địa phương quan tâm, nhất là mấy chú dân quân thôn, xã luôn giúp đỡ, nên mùa mưa bão đến cũng bớt lo phần nào. Không chỉ mưa bão, mà tôi và bà con trong thôn có khó khăn gì đều dược các chú dân quân nhiệt tình giúp đỡ.

Ngoài việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh xã hội, lực lượng dân quân xã còn phối hợp với các ban ngành đoàn thể tham gia các hoạt động an sinh xã hội ở địa phương như thăm, tặng quà, giúp các hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Lực lượng dân quân xã luôn có mặt, tham gia đóng góp hàng trăm ngày công lao động cùng Nhân dân làm đường giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, giúp bà con phát quang vườn tược, trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế gia đình.

Đẩy mạnh công tác “Dân vận khéo” và hưởng ứng phong trào “Chủ nhật xanh”, Ban CHQS xã Hương Hữu đã thực hiện có hiệu quả mô hình vườn ươm hoa giống để cung ứng cây giống cho các thôn, các cơ quan trên địa bàn xã trồng các tuyến đường hoa, bồn hoa. Chỉ sau gần 2 năm triển khai, đơn vị đã trồng và tặng gần 9.000 cây giống cho các thôn.

Một trong những điểm nổi bật của Ban CHQS xã Hương Hữu là hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao quân. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự tuyên truyền, vận động thanh niên và gia đình thanh niên chấp hành tốt luật nghĩa vụ quân sự.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, Ban CHQS xã quản lý chắc thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, tham mưu cho UBND xã triển khai các bước tuyển quân theo đúng quy trình, luật định. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện nghiêm túc, có nề nếp, bảo đảm “công bằng, dân chủ, công khai và đúng luật”. Nhờ vậy, không chỉ luôn hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân mà chất lượng quân cũng ngày càng tăng.

Đảng ủy, UBND xã Hương Hữu luôn quan tâm, lãnh chỉ đạo thực hiện tốt công tác quân sự - quốc phòng địa phương, chú trọng xây dựng lực lượng dân quân địa phương vững mạnh về chính trị, tư tưởng và ổn định về tổ chức, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương.

Công tác huấn luyện luôn được thực hiện nghiêm túc, nhất là việc rèn luyện sức khỏe cho lực lượng dân quân, để xây dựng lực lượng dân quân thực sự là chỗ dựa, luôn sát cánh cùng bà con trong gian khó. Hàng năm, kết quả kiểm tra huấn luyện dân quân đều đạt 100% yêu cầu.

Bà Hồ Thị Nga, Bí thư Đảng ủy xã nhận xét: Thời gian qua, bất cứ nhiệm vụ nào, lực lượng dân quân xã cũng luôn phát huy trách nhiệm, sát cánh cùng các lực lượng chức năng và bà con nhân dân để góp phần xây dựng, phát triển kinh tế địa phương, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top