ClockThứ Bảy, 09/11/2024 16:18

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

TTH.VN - Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giớiLoại bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mớiHiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

Việc cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số luôn được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm. Ảnh: L.THỌ 

Đây là chương trình MTQG được xây dựng mới hoàn toàn trên cơ sở tích hợp 118 chính sách dân tộc và triển khai trên phạm vi toàn quốc nhằm đạt được 9 nhóm mục tiêu cụ thể và 24 chỉ tiêu chủ yếu, tập trung hướng tới các "lõi nghèo", các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn và giải quyết những vấn đề cấp bách nhất, bức xúc nhất của đồng bào.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr cho biết, theo kế hoạch, cả giai đoạn 2021-2025, nguồn lực thực hiện chương trình các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên dự kiến là 22.564,237 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương đầu tư hỗ trợ là 20.529,413 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.707,723 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 327,102 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện giải ngân vốn ngân sách Trung ương của Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi: Nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2024 đến thời điểm 30/9/2024 của 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên cao hơn so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước. 

Phát biểu tại hội nghị, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, qua hơn 3 năm triển khai chương trình, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đạt được những kết quả nổi bật như, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 10%/năm so với chỉ tiêu là giảm 3%/năm; hỗ trợ xây nhà ở cho 1.562 hộ nghèo, đầu tư xây dựng hơn 80 công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt, sản xuất, 3 khu quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tập trung với quy mô khoảng 230 hộ...

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và thực hiện hoàn thành mục tiêu, các chỉ tiêu của chương trình đến cuối giai đoạn I, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục bám sát văn bản của Bộ, ngành Trung ương, để chỉ đạo, hướng dẫn địa phương cơ sở triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung của chương trình, đặc biệt là nghiên cứu, vận dụng tối đa các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 111 của Quốc hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương cơ sở nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là các nội dung dự án thành phần trọng điểm…

Để thực hiện tốt chương trình trong giai đoạn 2026 – 2030, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung cho các chỉ tiêu phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tiếp cận các dịch vụ xã hội chất lượng cao, như: thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng ½ bình quân chung của cả nước; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt từ 90-100%; giải quyết từ 80 – 100% số hộ khó khăn đang thiếu đất ở, đất sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%...

VĂN BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Return to top