ClockThứ Bảy, 02/11/2024 15:00

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

TTH - A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Từng bước giảm thiểu và xóa bỏ tảo hônHiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèoNgười dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi học xóa mù chữ được hỗ trợ từ 1,5 đến 9 triệu đồng

 Trên diện tích hơn 1 héc ta, ông Lưu trồng nhiều loại rau xanh như dưa leo, cải, mướp đắng, kết hợp với trồng cây ăn quả như bưởi, cam. Ảnh: KIM THU

Anh Lê Minh Nhật, trú tại thôn Tân Hối, xã Hồng Bắc là một trong những người tiên phong áp dụng mô hình chăn nuôi heo hữu cơ. Sau khi tham gia khóa đào tạo chăn nuôi heo hữu cơ do Tập đoàn Quế Lâm tổ chức, anh Nhật đã lên kế hoạch đầu tư vào trang trại chăn nuôi tuần hoàn khép kín.

Anh Nhật chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng không định nuôi heo, nhưng sau khi được tham gia khóa đào tạo của Tập đoàn Quế Lâm, tôi nhận thấy mô hình này có tiềm năng phát triển bền vững. Ban đầu việc nuôi heo gặp nhiều khó khăn nhưng sau vài lứa, tôi tích lũy được kinh nghiệm và bây giờ, thu nhập từ mô hình này đã ổn định, giúp gia đình tôi cải thiện cuộc sống”.

Cùng với mô hình chăn nuôi, ông Trần Văn Lưu, trú tại xã A Ngo cũng đã gặt hái được nhiều thành công với mô hình vườn mẫu. Ông Lưu cho biết, với sự hỗ trợ từ Nhà nước về tài chính và kỹ thuật, ông đã mở rộng diện tích trồng trọt và lắp đặt hệ thống nhà kính. “Trước đây, tôi chỉ trồng rau thông thường nên thu nhập không cao. Từ khi có nhà kính và hệ thống tưới hiện đại, rau trồng trong vườn vừa xanh tốt, vừa có chất lượng cao hơn. Nhờ vậy mà thu nhập của gia đình đã tăng lên đáng kể," ông Lưu chia sẻ.

Theo ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới, những thành công từ các trang trại,gia trại và vườn mẫu này đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân. Hiện nay, huyện A Lưới đã quy hoạch 50 vườn mẫu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các sản phẩm từ vườn mẫu này không chỉ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng mà còn đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

“Chúng tôi đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho bà con như cung cấp vốn, đào tạo kỹ thuật và xây dựng hạ tầng nông nghiệp. Người dân được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp họ mạnh dạn mở rộng mô hình và nâng cao giá trị kinh tế", ông Lập thông tin.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi và trồng trọt, A Lưới còn chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Các cây trồng như dứa, quế, cam, và các loại cây ăn quả khác đã được khuyến khích phát triển thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả như keo. Điều này giúp gia tăng giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích đất, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Hiện, A Lưới cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ các chính sách hỗ trợ cụ thể và sự động viên, tạo điều kiện từ chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã chuyển đổi mô hình sản xuất, cải thiện đáng kể cuộc sống và thu nhập.

B. CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Return to top