ClockChủ Nhật, 10/05/2020 10:16

Đề xuất dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại 1 triệu lao động

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết sẽ đề xuất với Chính phủ dành khoảng 3.000 – 5.000 tỷ đồng từ kết dư bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại cho 1 triệu lao động.

Trao quà cho học sinh và người lao động khó khănCông khai, minh bạch trong chi trả hỗ trợNỗ lực không ngừng nghỉHỗ trợ trang thiết bị y tế cho 3 tỉnh nước bạn Lào phòng, chống dịch COVID-19Sáng tạo trong lao độngCOVID-19: Gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu có nguy cơ mất đi sinh kế

Đào tạo lái xe tại Trường Trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19, có tới 86 % doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh thu giảm còn 70%; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; khoảng 26 % doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc ngừng việc, giãn việc và mất việc.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực lớn để duy trì sản xuất; doanh nghiệp và người lao động cũng có sự chia sẻ cùng nhau chung tay vượt qua khó khăn như: doanh nghiệp trả lương cơ bản cho người lao động, nhiều nơi người lao động tự nguyện giảm một phần thu nhập của mình để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Với chủ trương quyết sách của Chính phủ và nỗ lực vượt qua thách thức, đón thời cơ phục hồi kinh tế, hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ phục hồi thì số người mất việc hàng tháng sẽ quay về mức trung bình trong dài hạn (khoảng 70.000 - 80.000), lao động mất việc làm hàng tháng sẽ từng bước quay lại thị trường lao động.

“Trước tình hình đó, đối với các doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cần ưu tiên hàng đầu là tập trung tái cấu trúc lại nguồn nhân lực đi đôi với đổi mới công nghệ. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã khuyến cáo để khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh thì yêu cầu sống còn là phải đào tạo, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động để tăng năng suất lao động. Hệ lụy của cắt giảm nhân sự hàng loạt là chi phí tuyển dụng lại sẽ rất lớn, hoặc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động khi hoạt động sản xuất được quay trở lại”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ trình với Thủ tướng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, sẽ đề xuất và tham mưu với Chính phủ dành 3.000 đến 5.000 tỷ từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lực lượng lao động, dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động được đào tạo lại và cấp chứng chỉ. Về phương thức, các đơn vị sẽ tập trung đào tạo và đào tạo lại tại doanh nghiệp gắn với trường nghề, gắn hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp do doanh nghiệp triển khai, cấp tiền trực tiếp cho doanh nghiệp.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc

Chiều 12/9, lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên thông tin: Hội đồng kỹ thuật của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa tiến hành phân tích, đánh giá kết luận; đồng thời đưa ra phương án khắc phục hai chuyến tàu bị trật bánh khi qua địa bàn Lăng Cô (Phú Lộc) mới đây.

Đề xuất phương án khắc phục kỹ thuật liên quan đến các chuyến tàu trật bánh qua địa bàn Phú Lộc
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân

Theo đại biểu Quốc hội, việc bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời góp phần tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động công chứng, tăng tính cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức công chứng.

Đề xuất bổ sung mô hình văn phòng công chứng là doanh nghiệp tư nhân
Return to top