ClockThứ Tư, 21/08/2024 06:48

Điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024: Về đích trước hẹn

TTH - Tiến độ thu thập thông tin trên địa bàn tỉnh về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) (gọi tắt là Cuộc điều tra) đã hoàn thành 100%. Để Cuộc điều tra đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, sự đồng lòng chung sức của toàn dân có ý nghĩa then chốt.

Tiếng cười ở lớp học bơi A SoTìm hướng kéo giảm tảo hôn, sinh con thứ 3 ở A LướiThúc đẩy phong trào thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ có sự chung sức, đồng lòng của người dân mà Cuộc điều tra về đích trước hẹn 

Khi người có uy tín đồng hành

Từ 1/7 - 15/8, Ban Dân tộc phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tổ chức thành công các Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Toàn tỉnh có 74 địa bàn được điều tra. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ điều tra viên, người có uy tín (NCUT) ở các thôn, bản cũng góp sức lớn trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào chủ động cung cấp thông tin đúng, đủ và kịp thời cho điều tra viên.

Bà Nguyễn Thị Phương Ngọc, giám sát viên của Cuộc điều tra cho biết: Công tác tuyên truyền mặc dù được chia sẻ trên nhiều kênh khác nhau nhưng nhận thức của một số hộ dân còn hạn chế, gây khó khăn cho điều tra viên trong tiếp cận tại hộ cũng như thái độ thiếu hợp tác nên điều tra viên phải đi nhiều lần mới thu thập được thông tin. Một số hộ, bà con thường xuyên đi làm ăn; vì thế khó khăn trong điều tra, tiếp cận hộ.

Huyện A Lưới là địa bàn trọng điểm của Cuộc điều tra với 1.250 hộ nằm trong diện điều tra. Trong đó, Hương Nguyên, là một trong những xã làm tốt công tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đồng hành cùng bà con dân bản trong việc cung cấp thông tin, NCUT đã chủ động liên hệ với cán bộ thống kê xã để tìm hiểu quy cách, bảng biểu và thông tin cần thiết để cung cấp khi điều tra viên đến nhà. Khi đã hiểu, ông chia sẻ với bà con dân bản để bà con hiểu và chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết trong việc cung cấp thông tin; đồng thời vận động đồng bào cử đại điện gia đình ở nhà khi có lịch điều tra viên về bản thu thập thông tin.

Ông Hồ Xuân Phòng, NCUT xã Hương Nguyên, huyện A Lưới chia sẻ: Thông qua thông tin tuyên truyền về Cuộc điều tra từ cán bộ huyện, tôi hiểu ý nghĩa của Cuộc điều tra. Nhận diện được những khó khăn, bất cập của Cuộc điều tra, tôi đã tuyên truyền để người dân trong bản cùng hiểu, cùng phối hợp với điều tra viên thực hiện cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Qua số liệu từ Cuộc điều tra là cơ sở để các cấp, các ngành ban hành và điều chỉnh các chính sách dân tộc, công tác dân tộc phù hợp, tất cả vì lợi ích của đồng bào.

Vượt tiến độ

Tính đến ngày 12/8, toàn tỉnh đã tổ chức thu thập thông tin được 74/74 địa bàn trên toàn tỉnh với 2.671 hộ gia đình, đạt 100% kế hoạch, sớm hơn kế hoạch của Trung ương 3 ngày. Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, công tác điều tra, thu thập thông tin được các điều tra viên thực hiện theo đúng quy trình, thông tin thu thập chính xác, đạt chất lượng; các tổ trưởng điều tra, giám sát viên cấp tỉnh, huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ địa bàn được phân công và hỗ trợ kịp thời, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện điều tra.

Dù gặp nhiều khó khăn, như: Lực lượng điều tra viên ở một số địa phương chủ yếu là thôn trưởng, đoàn thanh niên, lần đầu tham gia điều tra, thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn cũng như trong công tác điều tra, gặp khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm điều tra phiếu CAPI trên điện thoại… nhưng không vì thế mà Cuộc điều tra bị ảnh hưởng về tiến độ. Tranh thủ giờ nghỉ trưa và các buổi tối, đội ngũ điều tra viên trên địa bàn toàn tỉnh tích cực triển khai nhiệm vụ với mục tiêu có được thông tin, số liệu cập nhật nhất, chính xác nhất theo yêu cầu đề ra.

Theo ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Cuộc điều tra cung cấp toàn diện thông tin về dân số và phân bố dân cư; tiếp cận cơ sở hạ tầng; kinh tế; hộ nghèo, an sinh xã hội; văn hóa, xã hội; giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; y tế và vệ sinh môi trường nông thôn; cán bộ, đảng viên; di cư tự do; tôn giáo, tín ngưỡng; an ninh nông thôn vùng DTTS để hình thành hệ thống thông tin. Số liệu thống kê phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

“Để Cuộc điều tra về đích trước hẹn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ, điều tra viên, giám sát viên, đội ngũ già làng, trưởng bản, NCUT đã đồng hành, tuyên truyền, vận động đồng bào cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho đội ngũ điều tra viên về địa bàn để điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS. Cùng với đó là sự chung sức, đồng lòng của của Nhân dân góp phần vào thành công của Cuộc điều tra”, ông Trăng đánh giá.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

TIN MỚI

Return to top