ClockThứ Năm, 08/08/2024 06:34

Thúc đẩy phong trào thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao (TDTT) ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển khá mạnh. Cùng với đó, các trò chơi dân gian cũng dần được khôi phục, thu hút ngày càng đông người dân, đặc biệt là lớp trẻ tham gia.

1.200 vận động viên tham gia Đại hội Thể dục thể thao huyện A Lưới

 Huyện A Lưới tích cực đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao tinh thần, sức khỏe

Sau một ngày bận rộn với công việc đồng áng, anh Lê Văn Hết, đồng bào Pa Cô, thôn Ky Ré, xã Hồng Thượng lại tập trung tại nhà Gươl để tham gia chơi bóng chuyền cùng anh em trong làng. Chiều nào cũng vậy, dù bận rộn, vất vả nhưng chỉ cần dành một tiếng tập luyện thể thao, trò chuyện cùng bạn bè, người thân thì bao mệt nhọc hầu như tan biến.

Anh Lê Văn Hết chia sẻ: “Như một thói quen, cứ chiều nào không tập thể dục thể thao là tôi cảm thấy như thiếu thứ gì đó. Cứ tầm 5 giờ chiều, già, trẻ, gái, trai đều tập trung tại khuôn viên nhà Gươl để đi bộ, tập thể dục, người bóng chuyền, bóng đá, người đá cầu, kéo co. Khung cảnh ở đây rất sôi động, ai nấy đều tập luyện hăng hái và tràn đầy năng lượng”.

Những năm gần đây, phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong xã được đẩy mạnh, thu hút nhiều người tham gia. Mỗi dịp Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch được tổ chức, Lê Văn Hết đều góp mặt: “Bản thân là người đam mê thể thao nên mỗi lần đến dịp em đều đăng ký tham gia. Ngoài các môn thể thao thông thường, hội thi còn tổ chức các trò chơi văn hóa dân gian rất đặc sắc và hấp dẫn. Đây là phần thú vị nhất mà ai cũng háo hức mong đợi”.

Để thúc đẩy phong trào TDTT trên địa bàn, huyện A Lưới đã xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc thù địa phương; tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc luyện tập TDTT thường xuyên cho Nhân dân, đặc biệt là bà con vùng đồng bào DTTS. Hàng năm, huyện thường xuyên tổ chức các giải như: Giải bóng chuyền truyền thống, giải bóng bàn, giải bóng đá, giải cầu lông… nhất là vào dịp ngày lễ, tết. Thông qua các cuộc thi về văn hóa văn nghệ, TDTT đã phát hiện, lựa chọn vận động viên có thành tích xuất sắc vào đội tuyển thể thao của huyện để tham gia các giải thi đấu cấp tỉnh.

"Huyện luôn quan tâm tạo điều kiện đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, sân bãi, phục vụ phong trào luyện tập TDTT của đông đảo quần chúng nhân dân; triển khai các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào văn hóa, TDTT. Tích cực, chủ động lồng ghép hoạt động TDTT với các cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”… Do đó, phong trào TDTT của huyện ngày càng khởi sắc, có sự chuyển biến cả về số lượng, chất lượng, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới cho biết.

Khôi phục các trò chơi dân gian

Từ khi Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo… đã dần xuất hiện trở lại. Luật chơi các trò chơi dân gian khá đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém, không phân biệt trai gái, lớn bé nên có thể chơi mọi lúc, mọi nơi.

Huyện A Lưới là nơi tập trung nhiều DTTS sinh sống, chính vì vậy các trò chơi dân gian của mỗi dân tộc không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có điểm chung là xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Các trò chơi này thường gắn liền với các lễ hội truyền thống. Xã hội ngày càng hiện đại, giới trẻ ngày càng bị thu hút bởi mạng xã hội và các trò chơi online khiến các trò chơi dân gian ngày càng mai một. Việc đưa các trò chơi dân gian vào các cuộc thi cũng là một tín hiệu đáng mừng, giúp giới trẻ hiểu hơn về các trò chơi truyền thống mà ông cha ta từ xưa đã để lại.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Những năm gần đây, việc đẩy mạnh phòng trào TDTT đang được huyện hết sức quan tâm. Trong đó có việc nâng cao tinh thần thể thao vùng đồng bào DTTS gắn với khôi phục các trò chơi văn hóa dân gian. Đặc biệt, dự án bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là cơ hội tốt để trò chơi dân gian được phục hồi và phát triển.

“Gần đây, nhiều trường học trên địa bàn huyện đã đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy. Đây là một trong những phương cách để giáo dục, truyền cảm hứng đam mê văn hóa dân tộc cho lớp trẻ. Qua đó, vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa gắn kết cộng đồng và phục dựng lại các trò chơi truyền thống. Để cộng đồng hóa các trò chơi, các ban ngành, các xã, thôn thường xuyên tổ chức hội thi, tuyên truyền thông qua các cuộc thi nhằm phổ biến, truyên truyền cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”, ông Hải thông tin.

Bài, ảnh: Thái Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm, chăm lo cho người lao động

Với quan điểm người lao động (NLĐ) có sức khỏe, có kỹ năng sẽ thay đổi nhận thức và hành động, thúc đẩy năng suất sản xuất, giúp doanh nghiệp bắt kịp những mục tiêu mới, nên Công ty TNHH MSV, Khu công nghiệp Phú Bài đã quan tâm, chăm lo cho NLĐ.

Quan tâm, chăm lo cho người lao động
Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công

Gấp rút thi công các hạng mục cần thiết trước mùa mưa bão là không khí chung tại hầu hết các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện các thủ tục giải ngân trong thời gian tới.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công
Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

TIN MỚI

Return to top