ClockThứ Hai, 27/03/2023 05:54

Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo: Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

TTH - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Đây là chủ trương, giải pháp lớn, mang nhiều ý nghĩa để sớm hạ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

A Lưới: Phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”

leftcenterrightdel
Đội ngũ già làng, trưởng các dòng họ nêu ý kiến tại buổi gặp mặt tại Tỉnh ủy 

Chung sức giảm nghèo

Mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) được các đơn vị, địa phương từ tỉnh đến cơ sở cụ thể hóa bằng những chương trình, hành động; trong đó, có phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”.

Ông Hà Văn Tuấn, Bí thư Thị ủy Hương Trà cho biết: Thời gian qua, địa phương tập trung ưu tiên nhiều nguồn lực để đầu tư cho các xã, phường khó khăn. Trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ để các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số GNBV theo hướng tập trung, từng địa chỉ cụ thể.

Sau một thời gian nỗ lực thực hiện, đến cuối năm 2022, hộ nghèo trên địa bàn TX. Hương Trà còn 401 hộ (giảm 237 hộ, vượt kế hoạch 60 hộ); số hộ cận nghèo còn 471 hộ (giảm 135 hộ). Năm 2023, TX. Hương Trà phấn đấu giảm được 69 hộ nghèo theo địa chỉ để đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương này chỉ còn 281 hộ (vượt chỉ tiêu tỉnh giao)…

Để đạt mục tiêu này, bên cạnh các giải pháp cụ thể, TX. Hương Trà kêu gọi sự chung tay, góp sức của các dòng họ, làng, bản vươn lên để không có hộ nghèo; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của TX. Hương Trà xuống mức thấp nhất.

Là một trong 2 huyện miền núi của tỉnh, năm 2023, A Lưới đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 26,12% vào cuối năm (tương ứng giảm 12,08%, từ 5.399 hộ nghèo hiện nay xuống còn 3.691 hộ).

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Nguyễn Thanh Bình khẳng định: Với mục tiêu, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến năm cuối năm 2024 còn 2,2% và đến cuối năm 2025 còn 1,84%; đến cuối năm 2023, huyện A Lưới đủ điều kiện thoát khỏi huyện nghèo Quốc gia...

Thay đổi tư duy để hành động

Để đạt được mục tiêu hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất và phải thực sự bền vững, không để tái nghèo, ngay từ đầu giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đề ra nhiều biện pháp, chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực, như: Giảm nghèo theo địa chỉ, tạo địa chỉ nhân đạo trong giảm nghèo, phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”... Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề để thực hiện chủ trương này phụ thuộc phần lớn vào ý thức, tự thân nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, mỗi gia đình nghèo để GNBV.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến "nghèo bền vững". Già yếu, neo đơn, bệnh tật nghèo đã đành, nhưng có những hộ gia đình trong độ tuổi lao động vẫn là hộ "nghèo bền vững". Số này không chỉ ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà cả những hộ gia đình vùng đồng bằng. Một số địa bàn và người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự nỗ lực vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Hữu Phúc chia sẻ, để thay đổi nhận thức của người nghèo, cần phát huy vai trò của trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín… nhằm không ngừng tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của hộ nghèo về thực hiện chủ trương GNBV; giúp cho hộ nghèo nhận thức được trách nhiệm thoát nghèo là trách nhiệm chính của gia đình. Nhà nước và xã hội chỉ hỗ trợ một phần các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch GNBV.

Qua soát xét về việc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh nhận thấy, tuy có sự đổi thay trong nhận thức và ý chí, nhưng ý chí vươn lên của người dân vẫn chưa thay đổi; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Đảng, Nhà nước. Cần phải thay đổi vấn đề này bằng sự đột phá cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Thoát nghèo đối với từng hộ không phải là duy ý chí, mà phải tạo công ăn việc làm ổn định, xóa nhà tạm cho người dân.

Trực tiếp tham dự và phát biểu tại nhiều buổi lễ phát động “Dòng họ, bản làng không có hộ nghèo” ở nhiều địa phương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Phan Ngọc Thọ luôn lưu ý và kỳ vọng: Các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, người có uy tín phải thực sự nêu gương trong từng công việc làm cụ thể; tuyên truyền, động viên, nhắc nhở con cháu trong dòng họ, bản làng vươn lên trong cuộc sống, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất giữa các dòng họ, bản, làng để GNBV. Nghĩa là, phải thay đổi tư duy, ý thức giảm nghèo để hành động mang lại hiệu quả cao mục tiêu GNBV.

Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một câu chuyện đẹp ở làng Phú Lễ

Là câu chuyện kể về gia đình cụ Ấm Hoàng đã quan tâm và chăm sóc ông Cả Khiêm và bà Nguyễn Thị Thanh (anh trai và chị gái của Bác Hồ) trong nhà một thời gian dài từ năm 1925 đến năm 1939.

Một câu chuyện đẹp ở làng Phú Lễ
Trao sinh kế, xóa hộ nghèo

Toàn phường chỉ có 11 hộ nghèo, để giảm xuống còn 5 hộ vào cuối năm 2024 theo kế hoạch, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thuận Hòa (TP. Huế) đã chú trọng đến việc trao phương tiện sinh kế và hỗ trợ sửa chữa nhà để các hộ nghèo an cư, ổn định cuộc sống.

Trao sinh kế, xóa hộ nghèo
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy

Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, Bộ Công an đã đấu tranh, bắt giữ hơn 76,6 nghìn vụ, với hơn 115,8 nghìn đối tượng, cùng hơn 12,7 nghìn kg ma túy các loại. Tình hình ma túy ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng chống ma túy ở nước ta.

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy
Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Trao 3 mô hình sinh kế trị giá 26 triệu đồng

Ngày 28/10, UBND phường Thuận Lộc (TP. Huế) tổ chức trao hỗ trợ sinh kế cho 3 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo trên địa bàn nhằm giúp các gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống để thoát nghèo.

Trao 3 mô hình sinh kế trị giá 26 triệu đồng
Return to top