ClockThứ Năm, 18/05/2023 13:47

Gắn kết các bên trong giáo dục nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động

TTH.VN - Đó là nội dung được quan tâm tại hội thảo "Tăng cường gắn kết các bên trong giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động" do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức ngày 18/5.

Ngày hội Việc làm - Tư vấn tuyển sinh: Nơi gặp gỡ cung - cầu lao độngKý kết đưa lao động sang châu Âu làm việc và đào tạo nghề qua thực tế ảoRộng đường chọn việc

 

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu tại hội thảo 

Đào tạo nghề chưa sát thực tế

Mở đầu hội thảo, TS.Dương Tuấn Anh, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chia sẻ, thời gian qua, sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với thị trường lao động, việc làm ở địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước- Nhà trường - Doanh nghiệp bắt đầu hình thành, vận hành tốt trong thực tiễn.

Các cơ sở đào tạo đã quan tâm hơn đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp (DN) và đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến DN. Các DN đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các cơ sở, trường đào tạo nghề. Chất lượng và hiệu quả GDNN đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động.

Kết quả trên, TS. Dương Tuấn Anh chứng minh qua con số hơn trên 80% người tốt nghiệp đã có việc làm. Ở một số lĩnh vực, người học sau khi tốt nghiệp đã có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện. Khả năng có việc làm, thu nhập ổn định của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đã góp phần định hướng, thay đổi dần nhận thức của xã hội về vai trò của GDNN.

Tuy vậy theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, hiện nay tỷ lệ lao động ở địa phương qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng nghề còn thấp. Trong đó lao động có "chất xám", kỹ thuật cao, dịch vụ cao cấp và công việc liên quan ngoại ngữ còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường công việc trong xu thế hội nhập quốc tế

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có 33 cơ sở GDNN (7 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 12 Trung tâm GDNN và 10 cơ sở có hoạt động GDNN với nhiều ngành nghề khác nhau, đã được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, những cơ sở tuyển sinh không đạt hiệu quả và ngành nghề không còn phù hợp với nhu cầu thị trường được cắt giảm.

TS.Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thừa nhận, gần đây ở Thừa Thiên Huế cơ sở GDNN đã được mở rộng, mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng, cộng với việc thị trường lao động đang có nhu cầu lớn sau đại dịch COVID-19. Theo dự báo dân số Việt Nam của Tổng cục dân số, dân số tỉnh dự báo đến năm 2024 là 1.145.000 người, tỷ lệ tăng bình quân năm là 0,3%, đây được xem là nguồn lao động chính trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển và hình thành đội ngũ lao động lành nghề sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là quy mô đào tạo nghề và các điều kiện cơ sở vật chất, trình độ cán bộ đào tạo nghề... chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng giáo dục, đào tạo nghề ở địa phương chưa cao, chưa đáp nhu cầu thị trường lao động.

leftcenterrightdel
Đào tạo nghề phù hợp yêu cầu DN lựa chọn 

 Tăng cường liên kết ba bên

Để tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế-Trần Hữu Châu Giang kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm phân tích, cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, làm căn cứ cho các nhà trường tổ chức đào tạo theo sát thực tiễn.

 Dưới góc độ sử dụng lao động, nhiều lãnh đạo DN ở địa phương mong muốn Thừa Thiên Huế tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các DN tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề. Các trường nghề cần tổ chức tuyển sinh, đào tạo những gì doanh nghiệp cần...

Bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, trong bối cảnh chung hiện nay là tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng, hệ thống thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế và yêu cầu của thị trường lao động luôn thay đổi... thì rất cần những mô hình gắn kết hiệu quả giữa các bên một cách chính thống, bền vững; trong đó cần rà soát và ban hành các chính sách liên quan, tạo điều kiện cho sự hình thành hoạt động hiệu quả của các mô hình gắn kết này.

leftcenterrightdel
 Thừa Thiên Huế  đang cần những mô hình GDNN chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đề nghị các bên liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội, sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển GDNN và nhân lực có kỹ năng nghề. Cùng với đó, các sở, ngành chức năng cần quan tâm triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ DN, thúc đẩy mạnh sự gắn kết DN với cơ sở GDNN trong đào tạo, giải quyết việc làm.

Đối với các cơ sở GDNN, các cơ sở cần chủ động đổi mới tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kết hợp đào tạo trực tiếp và trực tuyến, ưu tiên đào tạo chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động…

Ở cấp vĩ mô, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ kỹ năng nghề nghiệp, Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề là giải pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thừa Thiên Huế có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung khá lớn lao động, nên việc tăng cường, gắn kết GDNN với thị trường lao động cần được các bên quan tâm thực hiện hơn nữa.

Bài, ảnh: MINH THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top