ClockThứ Tư, 03/05/2023 07:02

Rộng đường chọn việc

TTH - Có những ngành nghề, lĩnh vực như dịch vụ - thương mại trên địa bàn tỉnh đã vực dậy trở lại và ổn định từ khoảng một năm nay. Thậm chí, có những khu vực nhà máy sản xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp, kể cả thị trường lao động ngoài nước đang thu hút, tạo nhiều việc làm, ngành nghề “hot” cho người lao động hòa nhịp, hồi phục.

Mùa tuyển sinh 2023: Cân nhắc chọn nghề

leftcenterrightdel
 Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động để sẵn sàng tham gia thị trường lao động

Nhiều cơ hội

Qua kết quả điều tra cung - cầu lao động, hiện toàn tỉnh có trên 624,8 nghìn người lao động, với gần 619 nghìn người tham gia vào thị trường lao động. Trong đó, có 244.727 lao động làm công ăn lương, chiếm 39,54% và 374.186 lao động tự làm, chiếm 60,45%. Các ngành nghề, lĩnh vực có lực lượng lao động chiếm chủ yếu là ngành thương mại - dịch vụ với 301.601 người, chiếm 48,73%; ngành công nghiệp - xây dựng có 162.311 người, chiếm 26,23%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp có 155.001 người, chiếm 25,04%. Mức lương thu nhập bình quân giữa các ngành 6,2 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, những ngành nghề thu hút nhiều lao động trên địa bàn tập trung vào ngành dệt may, sợi. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đang triển khai các dự án lớn, như: Nhà máy Kanglongda Huế tại Khu công nghiệp Phong Điền, Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế, Khu công nghiệp Gilimex và một số dự án trọng điểm khác khi được đưa vào hoạt động chắc chắn sẽ thu hút một nguồn lực lao động lớn đến làm việc và có thu nhập cao. Bên cạnh giải quyết việc làm trong nước, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các nước, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng mang lại thu nhập cao cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), để có một thị trường lao động linh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, việc cần làm là phải phục hồi và ổn định thị trường lao động. Sở LĐTB&XH tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương để kịp thời kết nối, cung ứng lao động, nhất là nắm bắt nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án hoặc đang nghiên cứu đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gần đây, nhất là sau đại dịch COVID-19, theo kết quả điều tra thông tin thị trường lao động, lực lượng lao động tại Thừa Thiên Huế có sự dịch chuyển sang ngành thương mại - dịch vụ và có sự chuyển dịch nhẹ từ lao động làm công ăn lương sang tự làm. Điều này cho thấy, dù ở hoàn cảnh nào, người lao động vẫn có thể xoay chuyển tình thế để đảm bảo an sinh và phát triển. Hay nói cách khác, chính người lao động đang gián tiếp điều phối thị trường lao động cùng với những cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển nhân lực, đầu tư... để tạo ra một thị trường lao động tốt, năng động, linh hoạt, hiệu quả hay ngược lại.

leftcenterrightdel
Thị trường lao động phát triển linh hoạt luôn đem lại nhiều cơ hội cho người lao động và xã hội 

Tạo nhiều ngành nghề, việc làm cho xã hội

Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động ngoài nước. Để có một thị trường lao động phát triển linh hoạt, hiệu quả, chính quyền địa phương luôn xác định việc quan trọng trước tiên là phải tạo nhiều việc làm bền vững thông qua hoạt động tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế.

Song song đó là những chương trình, kế hoạch, đề án của tỉnh về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao. Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

Theo đại diện Sở LĐTB&XH, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đóng vai trò đầu mối thông tin thị trường lao động, điều phối, hỗ trợ và quản trị thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, đơn vị này đang từng bước đầu tư phát triển, hiện đại hóa bộ máy hoạt động. Đơn vị thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ thực hiện tốt các chính sách đầu tư, kết nối, cung cầu lao động, năm 2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 17.000 lao động và tỉnh cũng phấn đấu đạt con số này trong năm 2023.

Để phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, doanh nghiệp được xác định là đối tượng trung tâm. Vì thế, tỉnh xây dựng, áp dụng các chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức. Sở LĐTB&XH cũng đề xuất tỉnh, doanh nghiệp có chính sách tôn vinh người lao động có kỹ năng, tay nghề cao để thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể đối với các ngành nghề, vị trí việc làm phải sử dụng lao động qua đào tạo; chính sách tuyển dụng, trả lương theo kỹ năng và năng lực hành nghề của người lao động.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Liên quan việc cấp đất tái định cư để mở rộng đường 100m:
Cần giải quyết đúng lý, hợp tình

Mấy năm nay, gia đình ông Ngô Văn Dựt, ở phường Xuân Phú, nằm trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án (DA) mở rộng đường 100m, nối khu A và khu B đô thị An Vân Dương (TP. Huế). Ông Dựt cho rằng, con của mình đủ các điều kiện để tái định cư (TĐC), nhưng chính quyền địa phương chưa xem xét thấu tình, đạt lý...

Cần giải quyết đúng lý, hợp tình
Sạch từ đường làng, ngõ xóm xuống biển

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, cộng đồng trách nhiệm vì một Huế xanh - sạch - sáng, thời gian qua, các ban ngành, đoàn thể, đơn vị của huyện Phú Lộc đã và đang cộng đồng trách nhiệm để cùng làm sạch các tuyến đường, bờ biển và nhân rộng các mô hình, hoạt động thiết thực.

Sạch từ đường làng, ngõ xóm xuống biển
Ngổn ngang công trường đường Chợ Mai - Tân Mỹ

Là dự án (DA) giao thông trọng điểm, với mục tiêu làm tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, thế nhưng đường Chợ Mai - Tân Mỹ chậm tiến độ kéo dài và đến nay ngưng thi công hoàn toàn. Chủ đầu tư đang có văn bản gửi UBND tỉnh xin bố trí vốn bổ sung và yêu cầu các đơn vị thi công trở lại để hoàn thành DA.

Ngổn ngang công trường đường Chợ Mai - Tân Mỹ

TIN MỚI

Return to top