ClockThứ Hai, 10/08/2020 14:32

Giúp người khó khăn từ nghề chổi đót

TTH - Từ chổi đót, hai ông bà Dũng – Huệ còn giúp hàng chục hoàn cảnh khó khăn, nhất là những phụ nữ khuyết tật ở địa phương có công việc, thu nhập ổn định.

Thống nhất đăng ký nhãn hiệu tập thể “Làng nghề chổi đót Thanh Lam”

Khuyết tật, gia đình lại khó khăn nên cuộc sống chị Nguyễn Thị Bé (P. Thủy Phương) rất chật vật. Để không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, nhiều lần chị đi tìm việc làm nhưng không tìm được công việc phù hợp.

Đến năm 2010, khi bà Nguyễn Thị Huệ (tổ 8 P. Thủy Phương) thành lập DNTN Dũng Huệ chuyên kinh doanh chổi đót và nhận chị Bé vào làm, cuộc sống và suy nghĩ của chị rẽ sang hướng khác, tích cực hơn.

“Khi nhận tôi vào làm, bà Huệ bày vẽ cặn kẽ từng công đoạn từ bẻ đót cho đến lúc cây chổi hình thành. Có được nghề, kiếm ra tiền một tháng từ 3 – 4 triệu đồng mà không quá nặng nhọc, tất cả đều nhờ công sức và tình cảm của vợ chồng bà Huệ dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi”, chị Bé xúc động nói.

Mạnh dạn bàn với chồng lấy nghề làm chổi đót của gia đình chồng làm chìa khóa để thoát nghèo, năm 1993, những chiếc chổi đót đầu tiên của vợ chồng bà Huệ với mẫu mã đẹp, bền chắc trên cơ sở chiếc chổi mẹ chồng truyền nghề đã ra đời. Nhờ nắm bắt được thị hiếu cũng như chất lượng sản phẩm được thị trường công nhận, từ việc ban đầu tiêu thụ ít và loanh quanh địa bàn thị xã, dần dà, những chiếc chổi đót của bà Huệ đã có mặt ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh…

Từ thành công bước đầu, đến năm 2010, bà Huệ bàn với chồng vay thêm nguồn vốn và tranh thủ thêm sự hỗ trợ của gia đình để thành lập DNTN Dũng Huệ, đồng thời, mở rộng nhà kho, xưởng làm việc, mở rộng thị trường tiêu thụ, thuê thêm nhân công, đa dạng hóa sản phẩm. Và cũng từ đây, DNTN Dũng Huệ đã tạo cơ hội cho hàng chục người sức khỏe yếu, khuyết tật, cao tuổi… có công ăn việc làm phù hợp, thu nhập ổn định.

“Từ năm 2015 đến nay, doanh nghiệp thường xuyên giải quyết việc làm cho 25 - 30 nhân công trên địa bàn, cao điểm những tháng mùa vụ từ 30 - 40 nhân công tham gia, với mức lương từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, giúp nhiều phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi và sinh viên những lúc nghỉ hè có thêm thu nhập, chi phí cho sinh hoạt, học tập”, bà Huệ nói.

Với việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, hiện, thị trường chổi đót, chổi rành của DNTN Dũng Huệ đã mở rộng ra các tỉnh, thành phía Nam, phía Bắc, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Hiện, DNTN Dũng Huệ đã tham gia nhãn hiệu tập thể Làng nghề chổi đót Thanh Lam. Và, để tiếp tục duy trì, góp phần phát triển làng nghề truyền thống, giải quyết nhiều hơn nữa lao động địa phương, nhất là với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đoàn Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh

Đây là số tiền được bạn đọc gần xa gửi hỗ trợ cho gia đình bé Linh thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Thừa Thiên Huế và các nhà hảo tâm kêu gọi, đóng góp. Trong đó, thông qua Báo Sài Gòn Giải Phóng, bạn đọc hỗ trợ 29 triệu đồng, Quỹ Sen Xanh 1 triệu đồng; thông qua bà Đỗ Thị Lệ Thúy 22,094 triệu đồng; bà Phan Minh Nga 12,424 triệu đồng. Trước đó, ngày 8/8, Quỹ Sen Xanh Báo Thừa Thiên Huế đã trao đợt 1 với tổng số tiền là 13 triệu đồng.

Trao hơn 64 triệu đồng giúp đỡ bé Hứa Ngọc Linh
Thông tin doanh nghiệp:
Hanwha Life Việt Nam tặng xe đạp và học bổng cho học sinh khó khăn tại Huế

Ngày23/08, Hanwha Life Việt Nam phối hợp cùng Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chứctrao tặng nhiều phần quà gồm xe đạp và học bổng cho 55 em học sinhcó hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) “Trao bảo vệ, trọn an tâm” được công ty bắt đầu triển khai từ tháng 6/2024 nhân dịp kỷ niệm 16 năm Hanwha Life hoạt động tại Việt Nam.

Hanwha Life Việt Nam tặng xe đạp và học bổng cho học sinh khó khăn tại Huế
Return to top