ClockThứ Sáu, 15/04/2022 14:24

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giảm nghèo bền vững

TTH.VN - Sáng 15/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh để triển khai một số nội dung thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, ngày 3/11/2021 của Tỉnh ủy về GNBV giai đoạn 2021 - 2025.

Giảm nghèo bền vững, ổn định thu nhập cho người dânKéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Đông Sơn và A Lưới xuống mức thấp nhấtKiểm soát hộ nghèo qua mã định danh cá nhân là việc làm khẩn trươngGiảm nghèo bền vững khi nền tảng kinh tế ổn định

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm mô hình trồng cây ăn quả ở Quảng Điền 

Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015) toàn tỉnh có 9.703 hộ nghèo; 12.104 hộ cận nghèo. Kết quả rà soát năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 2,99%, giảm 0,46% (vượt chỉ tiêu đề ra là 0,4%, giảm từ 3,45% năm 2020 xuống còn 2,99%).

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 (Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021) toàn tỉnh có 16.006 hộ nghèo (50.660 khẩu); 12.803 hộ (41.043 khẩu) cận nghèo.

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra: “Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2 - 2,2%”. Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 3/10/2021 của Tỉnh ủy về GNBV giai đoạn 2021-2025 đề ra: Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2%...

Từ thực tế đó, các thành viên trong Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh đã tập trung thảo luận, cho ý kiến, đề ra các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra: Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2%.

Kết luận tại buổi họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, dựa vào nguồn lực, sức mạnh của toàn dân để thực hiện GNBV. 

Bí thư cấp ủy các cấp tăng cường lãnh, chỉ đạo để hoàn thành, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu về giảm nghèo; rà soát, đánh giá thực trạng để phân loại hộ nghèo, với mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân. Giải pháp giảm nghèo bền vững chính bằng từng hộ, từng địa chỉ hộ gia đình rất cụ thể, không chung chung; GNBV tiếp tục được xác định gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu, các đơn vị, địa phương cần thành lập ngay ban chỉ đạo GNBV dựa trên tình hình thực tế đơn vị, địa phương mình để thực hiện mang lại hiệu quả cao nhất, trên cơ sở lồng ghép các chuyên đề, huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp, ngân hàng, tập đoàn lớn. Cấp ủy, chính quyền địa phương tuyệt đối không để phát sinh thêm nhà tạm, hộ nghèo, hộ cận nghèo; nỗ lực cố gắng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về GNBV theo tinh thần Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.  

Tin, ảnh: Anh Phong

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top