ClockThứ Hai, 26/09/2022 14:39

Năng động, sáng tạo

TTH - Tư duy mới, năng động, sáng tạo hơn trong các mô hình sản xuất giúp nhiều nông dân huyện Phong Điền không chỉ làm giàu mà còn giúp đỡ cho xã hội.

Làm nông nghiệp hiệu quả nhờ sớm tiếp cận thị trường và công nghệ mớiNhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả17 mô hình, dự án và câu lạc bộ nông dân hoạt động hiệu quảMô hình kinh tế mới hiệu quả của nông dânA Lưới cần nhân rộng các mô hình hiệu quả

Ông Trương Duy Hòa (bên trái) nhận phân phối gà để giải cứu cho các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm 2021

Người nông dân hiện đại

Những ngày lập thu, khi thời tiết đã bắt đầu chuyển mùa, cũng là lúc ông Trương Duy Hòa, 59 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tổ dân phố Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền vừa cải tạo xong thửa ruộng bỏ hoang nhiều năm với đầy cỏ dại, thành một ao sạch để trồng sen. Không dừng lại chuẩn bị công tác cho vụ sen mới, bằng tính sáng tạo, nắm bắt xu hướng, ông Hòa còn lên kế hoạch làm một chòi tre để phục vụ chụp ảnh, quay phim cho những người mê sen, nhất là sen Huế.

Nhiều năm qua, ông Trương Duy Hòa được biết đến là người tiên phong trồng sen phát triển kinh tế giỏi ở Phong Điền, bằng mô hình trồng sen không sâu bệnh; trồng sen sớm để kịp thu hoạch sen đầu vụ, giá bán cao. Như năm 2021, ông thu hoạch được khoảng 9 tấn hạt sen. Riêng năm 2022, do ảnh hưởng thời tiết, sen toàn tỉnh mất mùa, ông cũng không ngoại lệ. Dù thế, với mô hình trồng sen và rừng kinh tế cho gia đình ông thu nhập 200 – 300 triệu đồng/năm.

Với ông Hòa, không chỉ gây ấn tượng với một người nông dân giỏi trong sản xuất nông nghiệp, ông còn là người “chủ công” trong kêu gọi người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong toàn huyện, như gà, hành tím, bưởi gặp khó khăn đầu ra do dịch COVID-19 trong hai năm 2020 và 2021. Nhờ đó, ông đã góp phần với các cấp Hội Nông dân huyện Phong Điền tiêu thụ hơn 11.000 con gà, hơn 30 tấn bưởi và nhiều nông sản khác cho người dân.

Ông Hòa còn đi đầu trong công tác thiện nguyện. Khi thấy lối đi vào cổng phụ của Trường tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Phong Điền) bị ngập úng mỗi khi mưa lũ, gây nhiều khó khăn cho các em học sinh và giáo viên, ông đã tự nguyện lắp đặt hệ thống thoát nước, khắc phục tình trạng ứ đọng nước ở đoạn đường này, qua đó giúp cô trò thuận tiện đi lại trong mùa mưa bão. Định kỳ trong Tết Trung thu hàng năm, ông kết nối cùng một số mạnh thường quân thăm và trao quà cho trẻ em nghèo huyện A Lưới.

Ông Thái Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND thị trấn Phong Điền đánh giá, ông Trương Duy Hòa là gương điển hình trong học tập và làm theo Bác. Với những nỗ lực của mình, trong nhiều năm qua, ông Hòa đã nhiều lần được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua sản xuất của Hội Nông dân huyện, tỉnh. Năm 2021, ông Hòa vinh dự được Hội đồng Chung khảo Trung ương Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” bình chọn là 1 trong 63 nông dân xuất sắc nhất của cả nước được tôn vinh và nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2021.

Nhân rộng các điển hình học Bác

Những năm qua, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã lan tỏa và có hiệu quả trong các cấp Hội Nông dân ở Phong Điền. Theo thống kê của UBND huyện Phong Điền, thông qua học Bác, toàn huyện có 5.900 hội viên nông dân đăng ký thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp. Huyện đã bình xét 2.868 hội viên đạt SXKD giỏi các cấp; trong đó, đạt giỏi của Trung ương là 9 hộ, giỏi của cấp tỉnh 159 hộ.

Lãnh đạo huyện Phong Điền chia sẻ, nhờ phát huy tốt phong trào học tập và làm theo Bác mà nhiều hội viên đã vươn lên làm giàu. Nhiều nông dân đã tích cực, chủ động tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất; năng động, sáng tạo để trở thành những hội viên SXKD giỏi. Nhiều nông dân hăng hái tham gia thi đua phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và giúp nhau giảm nghèo; qua đó, góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong toàn huyện.

Ông Đoàn Kỳ Côi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phong Điền cho biết, để phát huy phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào. Việc học Bác phải đi sâu vào đời sống, tạo động lực thi đua từ các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt và các mô hình tiêu biểu để nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan tỏa trong huyện.

“Huyện sẽ tổ chức nhiều hơn các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực gắn với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đảm bảo phát triển bền vững; tạo động lực xây dựng Phong Điền trở thành thị xã trước năm 2025”, ông Đoàn Kỳ Côi thông tin thêm.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế

Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã và đang triển khai.

Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
Return to top