ClockThứ Hai, 04/06/2018 10:14

Năng suất & phúc lợi

TTH - Tôi nhớ giọng nói có phần nghẹn ngào của một cô công nhân mặc đồng phục xanh hôm đó, trên màn hình 32 inch khi bày tỏ nỗi niềm về nhà ở và nhà trẻ cho con cái của họ với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong một cuộc gặp gỡ, đối thoại với khoảng 1.000 công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam. Có thể cảm thấy nỗi lo âu, sự bức bách và cả nỗi mong chờ không chỉ của riêng cô với người đứng đầu Chính phủ qua câu hỏi này. Một số câu hỏi khác, đến từ các đồng nghiệp của cô cũng không nằm ngoài cơ chế tiền lương, giá điện, nước sinh hoạt và những vấn đề khác về phúc lợi xã hội...

“Cầu nối” hiệu quả cho người lao độngĐồng hành cùng người lao độngCả doanh nghiệp và người lao động đều loNâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệpNăng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức rất thấpThủ tướng: Việt Nam còn dư địa để tăng năng suất

Nhìn một cách tổng thể, đây là vấn đề chung ở tất cả các khu công nghiệp trên cả nước. Không phải là không có những địa phương, doanh nghiệp thực sự quan tâm và tổ chức tốt đời sống cho công nhân đang làm việc trên địa bàn mình, cho doanh nghiệp mình. Nhưng có lẽ, đó cũng là những con số chưa nhiều, nếu không nói là còn có những ngưỡng, giới hạn và mức độ nào đó. Vẫn còn rất nhiều hình ảnh về những ngôi nhà tạm, chật hẹp, những khu trọ tồi tàn và những quán cơm bụi, chợ cóc... lúc chiều muộn dành cho người công nhân lúc tan ca trên các phương tiện thông tin truyền thông khi phản ánh đời sống của người công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong những khuôn hình đó, chúng ta thấy, nhưng rất hiếm hoi về những công trình phúc lợi như nhà trẻ, trường mẫu giáo cho con em họ hay những hợp phần phức hợp khác như sân chơi, không gian sinh hoạt chung...

Sự phát triển của các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên các lĩnh vực sản xuất chắc chắn đã góp phần vào an sinh xã hội thông qua giải quyết việc làm cho người lao động. Trên bức tranh toàn cảnh này, có thể nhận thấy mọi thỏa thuận đều được thực hiện qua hợp đồng lao động với những điều, khoản kèm theo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp/người sử dụng lao động xem ra chỉ mới dừng chủ yếu ở phần cung ứng việc làm, các khoản tiền lương, phụ cấp (nếu có); chưa nhiều doanh nghiệp chú ý và quan tâm đến đời sống của người lao động. Có lẽ, vấn đề mấu chốt ở đây là lợi ích của doanh nghiệp/người sử dụng lao động chưa thật sự tương thích với những nhu cầu tối thiểu về đời sống của người lao động nói chung. Theo chúng tôi, đó cũng là hiện trạng chung dẫn đến lao động nhảy việc, nghỉ việc giữa chừng. Chi phí cho một cuộc sống đơn giản nhất cũng cần phải được hạch toán dựa trên tất cả các khoản chi tối thiểu của cần và đủ. Không ai rời bỏ công việc nếu ở đó, những vấn đề về việc làm, lương tiền, điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt cho cá nhân và gia đình của họ cơ bản được giải quyết. Chính vì thế, tâm thế “ăn yên, ở yên” rõ ràng là một trong những yếu tố chi phối thị trường lao động chung.  

Thực ra, khi có đủ nguồn lực và quan trọng hơn, nếu doanh nghiệp thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững, lâu dài, chắc chắn họ sẽ chú tâm đến mối quan hệ giữa năng suất và phúc lợi. Khi đạt đến một ngưỡng nào đó, quan hệ này có khi sẽ được chuyển thành phúc lợi và năng suất. Trong đó, mọi lợi ích đều được giải quyết hài hòa. Lúc đó, sự gắn bó sẽ quyết định hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Chủ đề trong cuộc gặp gỡ giữa người đứng đầu Chính phủ và công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng là “Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn”. Tại đối thoại này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương cũng cần dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội và nhà trẻ đạt tiêu chuẩn cho con em công nhân bằng nhiều hình thức huy động vốn; đồng thời có chính sách và giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động; kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua việc lắng nghe doanh nghiệp và người lao động... Đó cũng là cách để xây dựng và tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp – người lao động để hướng tới an sinh xã hội bền vững trong phát triển bền vững.

Tôi cứ nghĩ đến gương mặt của những công nhân vừa rời những chuyến xe buýt của các công ty để trở về nhà trong những chiều muộn, cả những sáng sớm khi rời ca đêm tuyến đường Đống Đa (TP. Huế) mình hay qua; nghĩ đến nụ cười của những ông bố, bà mẹ khi rời các phân xưởng ghé đón con ở nhà trẻ của Scavi (Phong Điền) mình từng thấy khi ghé . Một niềm vui khác cũng len lỏi khi biết trong một thời gian không xa nữa, một thiết chế công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm chủ đầu tư khoảng 350 tỷ đồng trên diện tích 41.000m2 sẽ hiện diện ở Khu Công nghiệp (KCN) Phong Điền với 1.000 căn hộ dành cho công nhân với các công trình phúc lợi khác như quảng trường trung tâm, siêu thị, nhà trẻ, vườn hoa, sân thể thao...

Hoàng Mai

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết
Giữ người lao động ở lại lưới an sinh

Đối thoại, tuyên truyền theo nhóm nhỏ là một trong những kênh tương tác trực tiếp nhằm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc của người lao động (NLĐ) và các đơn vị sử dụng lao động liên quan đến chính sách bảo hiểm. Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tăng cường công tác đối thoại nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Giữ người lao động ở lại lưới an sinh
Return to top