ClockThứ Ba, 11/09/2018 09:09

Tăng giờ làm thêm có tăng thu nhập cho người lao động?

Nhiều người lao động và chuyên gia cho rằng việc tăng giờ làm thêm là cơ hội có thêm thu nhập và cần đảm bảo hợp lý để tái tạo sức lao động.

Dự thảo Luật Lao động: Tăng tuổi nghỉ hưu, giờ làm thêmBộ LĐTBXH đề xuất nâng giờ làm thêm 400 giờ/năm

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội lấy ý kiến, dự kiến mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về thời gian làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm theo quy định hiện hành. Nhiều người lao động và chuyên gia cho rằng việc tăng giờ làm thêm là cơ hội có thêm thu nhập và cần đảm bảo hợp lý để tái tạo sức lao động. 

Tăng giờ làm thêm là cơ hội có thêm thu nhập cho người lao động

Theo lý giải của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, việc tăng số giờ làm thêm trong một năm để đảm bảo sự linh hoạt cho người sử dụng lao động, đáp ứng thị trường lao động so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế, việc tăng thời giờ làm thêm là nhu cầu của người lao động để có thêm thu nhập, với doanh nghiệp thì đây là điều kiện để đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Theo khảo sát mới đây về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động năm 2018 do Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện, có 44% người lao động cho biết có làm thêm giờ, số giờ làm thêm trung bình là 28,5 giờ (cao nhất là 50 giờ) với số tiền nhận trung bình là 832.000 đồng/tháng.

Tăng thêm giờ phải đảm bảo sức khỏe và thu nhập cho lao động

Theo bà Vũ Lan Hương, công nhân Công ty thuốc lá Thăng Long, nếu tăng giờ làm thêm thì các doanh nghiệp phải đảm bảo về an toàn lao động và thời gian hợp lý để người lao động có thời gian tái tạo sức lao động.

“Tôi thấy doanh nghiệp chấp hành đúng luật lao động sẽ đảm bảo được chế độ an toàn lao động, an sinh xã hội thì sẽ có hiệu quả về lao động nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi công nhân và đem lại hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp tốt hơn. Nếu làm thêm giờ mà không đáp ứng được an toàn lao động ngoài giờ cộng thêm thu nhập ngoài giờ không được đảm bảo rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn”, bà Lan Hương nói.

Mặc dù làm thêm giờ được xem là cơ hội làm để tăng thêm thu nhập, nhưng một số người lao động cho rằng, có thể làm giảm sức khỏe và thiếu thời gian dành cho gia đình.

Ông Phạm Mạnh Hùng, công nhân Công ty may mặc Việt Tiến cho biết: “Việc tăng thêm giờ làm cũng có cái lợi và cái có hại, cái lợi là có nguồn thu nhập cao hơn cho anh em. Nhưng làm thêm giờ thì sức khỏe anh em giảm sút đi, ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa. Gia đình mình đi cả ngày cuối cùng công việc gia đình lại không làm được. Cũng đề nghị là nếu mà anh em đi làm thêm giờ thì ca kíp thay đổi cho đúng và tính đúng đủ lương cho anh em”.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm thay vì 300 giờ /năm như trước chỉ nên là ngoại lệ, và chỉ áp dụng đối với những trường hợp yêu cầu đột xuất, bất khả kháng nằm ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bởi, làm thêm giờ là nguyện vọng chính đáng của người lao động trong bối cảnh mức thu nhập chưa đảm bảo đủ sống. Tuy nhiên, làm thêm ở mức bao nhiêu thì còn tùy vào từng ngành nghề, loại hình doanh nghiệp và số việc làm doanh nghiệp đó tạo ra. Vì vậy, cần tính toán đến yếu tố sức khỏe và khả năng chịu đựng của người lao động khi quy định tăng giờ làm thêm.

“Chúng tôi nghĩ đề xuất tăng lên 400 giờ cũng có thể được trong điều kiện phải tính tiền lương làm thêm giờ theo phương pháp lũy tiến và chúng tôi thấy cần thiết phải bỏ giới hạn làm thêm giờ trong tháng. Nếu giới hạn theo trong tháng, nhiều doanh nghiệp mùa vụ có những đơn hàng cần trong khoảng thời gian nhất định chúng ta giới hạn họ một tháng có 30 giờ thì sẽ khó cho doanh nghiệp. Như vậy, chỉ có thiết kế giới hạn làm thêm giờ trong ngày và giới hạn làm thêm giờ trong năm”, ông Lê Đình Quảng nêu ý kiến.

Bên cạnh đề xuất tăng giờ làm thêm vào Bộ luật lao động sửa đổi, Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội cần tăng cường công tác thanh tra lao động, có những quy định nghiêm ngặt hơn trong vấn đề làm thêm giờ cũng như quan tâm đến an toàn vệ sinh lao động, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tốt hơn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Return to top