ClockThứ Hai, 10/06/2024 06:15

“Tiếp sức” cho những người hoàn lương

TTH - Quá trình tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời mới, ổn định cuộc sống, mưu sinh, phát triển kinh tế, của những người từng lầm lỡ, giờ không còn đơn độc, nhờ có sự đồng hành, tiếp sức của chính sách tín dụng rất nhân văn của Đảng và Nhà nước.

“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho thanh niên tại A LướiThắp sáng ước mơ hoàn lươngQuan tâm thanh niên hoàn lương tiến bộ tái hòa nhập cộng đồng

Ông Trần Quyết Thắng cùng bà Nguyễn Thị Như Ý về cơ sở, tại xưởng may gia công của anh Đức ở xã Vinh Hà 

Đó là bộc bạch đầy tâm huyết của ông Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Phú Vang. Ông Thắng nói: Mong ước rất đời thường của những người hoàn lương, đó là có được cuộc sống ổn định và một mái ấm bình yên, để từ đó phát triển kinh tế, làm người có ích cho xã hội. Nhưng sau những lầm lỡ, hành trình hướng thiện của họ là những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với định kiến xã hội và tìm kiếm việc làm không hề đơn giản.

Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, là một trong những “điểm tựa”, giúp người hoàn lương có điều kiện vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, kiến tạo cuộc sống mới. Ngân hàng CSXH Phú Vang đã và đang nỗ lực triển khai, thực hiện hiệu quả, để quá trình tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời mới của những người lầm lỡ trên địa bàn huyện, không còn đơn độc. Để từ “điểm tựa” đồng hành, tiếp sức của chính sách tín dụng rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, những người trót lầm lỡ có những “bước đi” thuận lợi trên con đường hoàn lương.

Chúng tôi “kiểm chứng” hiệu quả việc triển khai thực hiện chính sách nêu trên, khi “theo chân” ông Trần Quyết Thắng đến xã Vinh Hà, nơi có một xưởng may gia công, hơn hai năm qua tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho 16 lao động trên địa bàn. Điều đặc biệt, chủ xưởng may là ngươi từng phải chấp hành án phạt tù 7 năm do trước đó trót lầm lỡ, phạm tội về ma túy. Bây giờ, trên gương mặt, dáng vẻ của anh Nguyễn Văn Đức, là sự cần cù, chăm chỉ bên những chiếc máy may đang hoạt động hết công suất. Câu chuyện của mình, anh Đức chia sẻ trong tiếng máy may nghe rộn rã: Đầu năm 2022 (những ngày gần Tết) anh Đức được trở về với gia đình, cộng đồng trước thời hạn, sau thời gian nỗ lực phấn đấu cải tạo tốt.

Nhưng trong lòng anh Đức luôn “nặng” nỗi lo, chưa có công ăn việc làm, cũng không có vốn; sự mất lòng tin của những người xung quanh. Chiếc “phao cứu sinh” xuất hiện, khi anh Đức được tiếp cận và được Ngân hàng CSXH huyện Phú Vang cho vay 70 triệu đồng. Có số vốn này, vợ chồng anh Đức bàn bạc, quyết định mở xưởng may gia công tại nhà. “Trước đây vợ tôi từng là công nhân may tại khu công nghiệp Phú Bài. Đồng thời, chúng tôi cũng có nhiều người thân, người quen trên địa bàn xã Vinh Hà đang làm ăn sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối, giới thiệu “mối” hàng. Từ những thuận lợi đó, vợ chồng tôi tự tin sử dụng toàn bộ số tiền vay được, mua 5 máy may, vắt sổ. Chăm chỉ làm ăn, số tiền dành dụm được, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm máy móc. Hiện chúng tôi có 15 máy (máy may, máy vắt sổ) và 16 lao động” - anh Đức chia sẻ. 

Bà Nguyễn Thị Như Ý, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Phường Tư (xã Vinh Hà) bộc bạch, trong vai trò, trách nhiệm của mình, đối với trường hợp này, bà Ý thường xuyên tới lui, dõi theo việc sử dụng vốn đúng mục đích, phát triển kinh tế. Qua một thời gian, bà Ý đã hoàn toàn yên tâm và vui mừng, khi từ số vốn của Ngân hàng CSXH, vợ chồng anh Đức không những giải quyết nhu cầu mưu sinh, phát triển kinh tế gia đình, mà còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 16 lao động trên địa bàn, với thu nhập bình quân ổn định của mỗi lao động tầm 8 triệu đồng/tháng. Những mùa lễ, tết hoặc những lúc có đơn hàng lớn, phải làm tăng ca ban đêm thì thu nhập mỗi lao động dao động từ 10-12 triệu đồng/tháng.

Cũng được tạo điều kiện như thế, anh Phạm Văn Doanh (xã Phú Diên, người mới chấp hành xong hình phạt tù năm 2023) vay 50 triệu đồng để cải tạo lại xưởng và sắm máy xay xát lúa, xay ớt (hiện đang lắp ráp, đấu nối điện, trong quá trình hoàn thiện). Anh Doanh tâm sự, khi mới ra tù, anh đi phụ thợ nề. Đây là công việc có khi phải “theo” ra tận huyện Phong Điền, Quảng Điền hoặc những địa bàn xa khác. Vui mừng vì được cho vay vốn NHCS, anh Doanh lựa chọn đầu tư và phát triển nghề xay lúa, ớt (nhu cầu cao của người dân địa phương), vừa có thu nhập ổn định, vừa có điều kiện gần gũi, chăm sóc 2 con nhỏ.

Tương tự, anh Nguyễn Hữu Cường (ở xã Phú Mỹ), sau khi chấp hành xong bản án 21 tháng tù, vào ngày 29 tết Nguyên đán 2024, đã được làm thủ tục cho vay 100 triệu đồng, để đầu tư sửa chữa, nâng cấp quán bán cháo dinh dưỡng. “Hướng kinh doanh này là khả quan, đủ để nuôi sống gia đình (vợ chồng và 2 con nhỏ). Nhà nước đã tạo điều kiện để những người trót lầm lỡ có vốn liếng, cơ hội để ổn định lại cuộc sống, phát triển kinh tế, thì chúng tôi cũng cố gắng để xây dựng cuộc sống, làm người có ích, đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của địa phương” - anh Cường bộc bạch.

Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Phú Vang, Trần Quyết Thắng cho biết: Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an với Ngân hàng CSXH triển khai về địa phương. Theo đó, Công an huyện Phú Vang đã cung cấp cho Ngân hàng CSXH huyện, danh sách 200 người mới ra tù trong thời gian qua. Hai đơn vị đều thông báo đến cơ sở để tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân. Từ những nguồn thông tin này, đối tượng khách hàng vừa nêu có thể dễ dàng tiếp cận để được tạo điều kiện hỗ trợ, đồng hành, cho vay vốn với mức tối đa 100 triệu đồng để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng rổ Huế cần sự tiếp sức

Bóng rổ Thừa Thiên Huế đang cần sự tiếp sức từ những giải đấu mang tầm quốc gia để có sự phát triển xứng tầm.

Bóng rổ Huế cần sự tiếp sức
Trên bước đường hoàn lương

Trên bước đường hoàn lương của những phụ nữ hoặc người thân của họ luôn có sự giúp đỡ, đồng hành của các cấp hội. Đó là sự động viên về tinh thần, tạo điều kiện để họ được tiếp cận những nguồn vốn vay ưu đãi, có động lực làm lại cuộc đời.

Trên bước đường hoàn lương
Động lực cho người hoàn lương

Với mong muốn giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Hương Trà đã đẩy mạnh công tác phối hợp, tiếp cận hỗ trợ nguồn vốn vay giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

Động lực cho người hoàn lương
Nâng bước cho học sinh đến trường

Sáng 23/8, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam tổ chức chương trình trao học bổng nhân dịp đầu năm học mới.

Nâng bước cho học sinh đến trường

TIN MỚI

Return to top