ClockThứ Tư, 18/09/2024 16:47

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Hồi 13 giờ ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới vào quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9. Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam với gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Kêu gọi tàu thuyền tránh trú an toànThời tiết ngày 18/9: Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

 Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ vĩ bắc; 112,7 độ kinh đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/giờ.

Đến 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ vĩ bắc; 108,0 độ kinh đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 8, giật cấp 10. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/giờ, mạnh lên thành bão.

Đến 13 giờ ngày 20/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7 độ vĩ bắc; 104,5 độ kinh đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm xuống dưới cấp 6. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/giờ, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau khả năng mạnh lên thành bão, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ), sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh.

Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Ngoài ra, ở ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Trên đất liền, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Đáng chú ý, từ chiều 18 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi hơn 500mm.

Từ chiều 18 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi hơn 100mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên trang web của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo đó, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas, các chuyên gia phát triển của ADB, đồng thời là tác giả của bài viết cho rằng, tăng cường đầu tư vào khả năng phục hồi khí hậu đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương như châu Á và Thái Bình Dương.

Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu
Kéo gần khả năng tiếp cận tín dụng

Việc các địa phương cấp xã tạo điều kiện vật chất và trụ sở làm việc để Ngân hàng Chính sách xã hội đặt các điểm giao dịch xã không chỉ gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng mà còn tháo gỡ các khó khăn trong tiếp cận tín dụng chính sách.

Kéo gần khả năng tiếp cận tín dụng
Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024

Ngày 13/6, đề cập về nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra liên tiếp như dông sét, mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương, trọng tâm là các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, là do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ và đới gió Đông Nam của khối không khí biển lấn từ phía Đông vào.

Ảnh hưởng La Nina, khả năng xuất hiện bão, mưa lũ dồn dập vào cuối năm 2024
Return to top