ClockChủ Nhật, 15/05/2022 10:29

Điểm tựa cho ngư dân

TTH - Là đơn vị chủ công trong thực hiện nhiệm vụ giữ bình yên trên biển, Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh là điểm tựa cho ngư dân.

Triển khai đồng bộ các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũBắt 2 phương tiện hoạt động giã cào trái phép

Lập biên bản đối với tàu vi phạm

Ngày 16/4/2022, mới mờ sáng, cũng là lúc Hải đội 2 tổ chức lực lượng, phương tiện, bắt tàu cá sử dụng lưới kéo (giã cào) sai vùng khai thác, cách bờ biển 1 hải lý.

Theo quy định hiện hành, mức phạt rất cao nên thủ đoạn của người vi phạm ngày càng tinh vi; kể cả manh động, chống đối quyết liệt. Vậy nên, Hải đội 2 biên phòng chọn thời điểm sương mù còn dày để xuất kích. Sau nhiều giờ vất vả, các anh đã tiếp cận, kiểm tra, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ làm căn cứ, lập biên bản, sau đó đưa tàu và người vi phạm giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây tiếp nhận và tiếp tục thực hiện hoàn tất hồ sơ pháp lý, để xử lý theo quy định. Đây là vụ thứ hai kể từ đầu năm, lực lượng Hải đội 2 bắt tàu cá hoạt động giã cào sai tuyến, thêm lần nữa bồi đắp niềm tin đối với ngư dân nói riêng, với Nhân dân nói chung.

Theo Hải đội trưởng Hải đội 2 - Thiếu tá Lê Văn Hải: Những năm về trước, nạn tàu cá hoạt động giã cào sai tuyến (nhất là những tàu lớn giã cào đôi từ các tỉnh khác đến vi phạm trên vùng biển Thừa Thiên Huế) rất “nóng”, không những tận diệt thủy hải sản vùng ven bờ mà còn phá hỏng, hủy hoại ngư lưới cụ của ngư dân đánh bắt bãi ngang (đánh bắt gần bờ) gây mất trật tự an toàn trên biển. Nhiều ngư dân mất trắng ngư lưới cụ, sau khi bị tàu giã cào hoạt động sai tuyến “quét” qua. Vài lần như thế, nhiều người trắng tay, có người còn nợ nần.

Năm 2019, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh giao cho BĐBP chủ trì trong phòng, chống tàu cá sử dụng lưới kéo trái phép, lực lượng BĐBP tỉnh, đặc biệt các đồn biên phòng tuyến biển, trong đó Hải đội 2 là đơn vị chủ công, đã tập trung tăng cường công tác phòng, chống hoạt động giã cào sai tuyến. BĐBP Hải đội 2 thường xuyên tuần tra; sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào, để truy đuổi, bắt tàu cá hoạt động giã cào trái pháp luật; thời gian qua, đã bắt giữ hơn 12 tàu cá hoạt động giã cào trái phép, góp phần rất lớn trong kết quả giảm mạnh vấn nạn này, “trả lại” sự bình yên để ngư dân bãi ngang yên tâm bám biển làm ăn.

Thiếu tá Lê Văn Hải bộc bạch, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, để ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, phát triển kinh tế, cùng lực lượng biên phòng bảo vệ chủ quyền biển đảo, là nhiệm vụ, đồng thời là mệnh lệnh từ trái tim. Do đó cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 luôn rèn luyện bản lĩnh, để bất cứ thời gian, không gian, hoàn cảnh nào cũng là điểm tựa vững chắc của ngư dân.

Khi bị nạn tại vùng biển đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), trong lúc hoảng loạn, Hải đội 2 là nơi đầu tiên mà ngư dân Nguyễn Văn Diện (thị trấn Thuận An, nay là phường Thuận An) và 8 ngư dân khác trên tàu nghĩ đến, điện thoại “kêu cứu”.

“Hoảng loạn vì tàu đang dần chìm xuống, các ngư dân định nhảy xuống biển. Tuy nhiên ở đó là bãi đá ngầm lởm chởm, nhảy xuống rất nguy hiểm. Từng người nhảy xuống có thể bị sóng cuốn đi. Chúng tôi trấn an để các ngư dân bình tĩnh; hướng dẫn họ các biện pháp đảm bảo an toàn. Một mặt báo cáo ngay, để thông tin đến Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị và Đồn biên phòng Cồn Cỏ để kịp thời phối hợp ứng cứu ngư dân. Cả 9 ngư dân được cứu nạn, đưa vào bờ an toàn” - Thiếu tá Lê Văn Hải nhớ lại.

Anh cũng kể về một trường hợp ngư dân đang đánh bắt trên biển thì bị thủng dạ dày, xuất huyết nghiêm trọng. Nhận thông tin, tàu của Hải đội 2 lập tức xuất phát, cùng đầy đủ các phương tiện y tế và y, bác sĩ. Tàu ngư dân chạy vào, tàu Hải đội 2 tăng tốc chạy ra. Gặp nhau giữa biển, ngư dân bị nạn được chuyển lên tàu biên phòng, được y, bác sĩ cho thở ô xy và thực hiện các biện pháp y tế. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu kịp thời, giữ tính mạng.

Sau những lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 được lãnh đạo Bộ Chỉ huy ghi nhận, động viên, thưởng nóng. Nhiều năm liền, đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”; nhiều lần vinh dự nhận Bằng khen của Bộ Tư lệnh BĐBP, UBND tỉnh…Nhưng đối với các anh, tình cảm, sự tín nhiệm của người dân là phần thưởng quý giá nhất

Bài, ảnh: Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ

Khai thác hải sản giữa đại dương mênh mông thì phải đầu tư trang thiết bị hỗ trợ, máy dò cá và ngư lưới cụ hiện đại mới có thể mang lại hiệu quả.

Hiện đại hóa đánh bắt xa bờ
“Điểm tựa” của đoàn viên công đoàn

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Vang thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, là “điểm tựa” để đoàn viên, công nhân lao động nỗ lực vươn lên, chung sức đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

“Điểm tựa” của đoàn viên công đoàn
Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Return to top