ClockThứ Sáu, 19/04/2024 06:27

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

TTH.VN - Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền
  • HN - Phú Thăng

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 5: Sôi động đảo Sinh TồnMang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 4: Đá Thị không xaMang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 3: Đảo xanh Song Tử TâyMang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 2: Dàn đồng ca chào người lên đường và ký ức thủy thủMang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1: Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

 Đến với Đảo Cô Lin 

Những cánh hạc và lễ cầu siêu giữa Trường Sa

Trên Quần đảo Trường Sa hiện nay, Việt Nam thực thi chủ quyền và quản lý 21 đảo, trong đó có đảo Cô Lin. Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam bao giờ cũng đầy gian nan, càng phải chịu hy sinh nhiều xương máu, càng phải đề cao cảnh giác và xây dựng cơ sở kinh tế - quân sự vững chắc để đủ tiềm lực chống kẻ ngoại xâm luôn dòm ngó.

Trước khi Đoàn công tác số 5 lên đường sang thăm đảo Cô Lin, giữa trưa đứng bóng, cả đoàn lên boong tàu làm lễ cầu siêu cho 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma (14/3/1988) và các đồng bào tử nạn.

Đây là vùng biển mà thi thể và máu của các chiến sĩ Gạc Ma năm xưa đã hòa tan cùng sóng nước. Vùng biển Gạc Ma hiện đã trở thành một nghĩa trang đặc biệt, những người lính Hải quân vẫn gọi đây là “Nghĩa trang đỏ”. Người dân Việt Nam mỗi khi đến vùng biển này đều dâng hương tri ân…

 Đại đức Thích Nhuận Minh cầu siêu, tri ân các anh hùng liệt sĩ  hy sinh bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc và đồng bào tử nạn do chiến tranh, thiên tai.

Đại đức Thích Nhuận Minh đọc kinh cầu siêu, tri ân các anh hùng liệt sĩ và bà con khổ nạn vì chiến tranh và thiên tai. Sau khi từng người dâng hương, cả đoàn thực hiện nghi lễ thả hàng trăm cánh hạc đã gấp xếp từ hôm trước. Nước biển xanh ngắt, những cánh hạc mang lá cờ Việt Nam bay trên sóng biển, là lời tri ân của thế hệ hôm nay, cũng là lời hứa của người dân Việt Nam sẽ mãi mãi chiến đấu để gìn giữ non sông mà cha ông để lại.

Lịch sử dân tộc ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù bên ngoài sử dụng đường biển làm hướng tấn công chủ yếu để xâm lược. Lịch sử cũng để lại bài học muôn đời về tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh khi Tổ quốc cần cho các thế hệ người dân Việt Nam.

Cô Lin vững chãi giữa biển trời

Đảo chìm Cô Lin nằm trong chuỗi đảo Sinh Tồn trên Quần đảo Trường Sa 

Đảo chìm Cô Lin nằm trong chuỗi đảo Sinh Tồn trên Quần đảo Trường Sa, cách đảo nổi Sinh Tồn khoảng 9 hải lý, cách 4 hải lý có đảo Gạc Ma hiện kẻ thù chiếm đóng trái phép, cách 6,8 hải lý có đảo Len Đao.

Cô Lin là bãi đá san hô ngầm có dạng một hình tam giác cạnh hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng 1 hải lý. Khi thủy triều lên, toàn bộ bãi đá ngập nước, khi thủy triều xuống lộ rõ một số hòn đá mồ côi. Điều kiện khí hậu thủy văn ở đảo Cô Lin mang đặc trưng khí hậu, thủy văn của Quần đảo Trường Sa, có mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Khi đoàn công tác đến, Cô Lin đang trong mùa khô, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5.

Trong lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam, cái tên Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao đã trở thành bất tử, gắn với khúc tráng ca bi hùng ở Trường Sa. Với dã tâm xâm lược Trường Sa, ngày 14/3/1988, sau khi chiếm Gạc Ma, kẻ thù ngang nhiên tấn công vào Cô Lin. Các pháo hạng nặng trên những chiến hạm quân địch bắn dữ dội vào tàu HQ 505 làm hỏng máy chính. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ ra lệnh ủi tàu lên đảo Cô Lin, quyết tâm giữ đảo. Cuộc chiến diễn ra không cân sức với kẻ thù có vũ khí hiện đại. Mặc dù vậy, với ý chí kiên cường “còn người còn đảo”, quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, các chiến sĩ Cô Lin đã buộc kẻ thù phải rút lui.

Lãnh đạo Hải quân Việt Nam và  Đoàn công tác số 5 tưởng niệm các liệt sĩ   

Đứng ở đảo Cô Lin bây giờ nhìn thấy rất rõ đảo Gạc Ma. Đảo chìm Cô Lin hiện nay đã có hai tòa nhà được xây dựng kiên cố cùng hệ thống năng lượng gió, năng lượng mặt trời góp phần nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Giữa biển khơi, Cô Lin như ngọn hải đăng thắp sáng niềm tin về quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Với vị trí tiền tiêu, đảo Cô Lin cùng phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn vững chắc, là lá chắn sóng ngoài biển đảo, bảo vệ hướng phía đông các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

Chịu khó và giàu sáng tạo, cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cô Lin hiện đã tự túc được nước ngọt từ việc lưu trữ nguồn nước mưa, là một trong những đảo chìm có trữ lượng nước dự trữ nhiều nhất trên Quần đảo Trường Sa.

Không chỉ làm tốt công tác giữ vững chủ quyền biển đảo của quê hương, Cô Lin còn là điểm tựa của ngư dân Việt Nam ở khu vực ngư trường Trường Sa. Với những thành tích trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ đảo, bảo vệ ngư dân, đảo Cô Lin đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước và Quân chủng Hải quân, xứng đáng là lá chắn vững chắc ở nơi tiền tiêu nhất của Tổ quốc.

Đại diện đoàn  Thừa Thiên Huế tặng quà đến chiến sĩ trên đảo Cô Lin 

Vườn rau trên đảo chìm

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc sinh tồn trên biển là phải trồng cho được rau xanh. Vì vậy đi bất cứ đảo nào, chúng tôi cũng đi thăm vườn rau của đảo. Thật bất ngờ, rau xanh trên đảo Cô Lin được trồng khá nhiều và xanh tươi không kém gì đất liền.

Đại úy Phan Văn Trung, Chỉ huy trưởng đảo Cô Lin cho biết, đơn vị tổ chức thi đua trồng rau xanh, có hai khu vườn trồng của tổ bộ binh và tổ DKZ. Các chiến sĩ sau giờ tập luyện là chăm sóc rau xanh. Những rau muống, rau dền, giàn mướp ngọt lên xanh tốt. Đặc biệt, lính bộ binh còn trồng được cả rau thì là thơm ngát…

Chăm sóc rau xanh  

Ngay khi đặt chân lên đảo, mọi người đều bất ngờ được chứng kiến những luống rau xanh tốt vươn lên trong nắng gió, bão táp. Không chỉ có rau dền, rau muống, rau cải và các loại rau gia vị đang lên mơn mởn, chúng tôi còn rất thích thú khi xem giàn bí, mướp, dưa chuột sai trĩu quả, ra hoa vàng rực rỡ.

Trung úy Lê Văn Hậu, 31 tuổi, quê ở Thanh Hóa, có hai con nhỏ sinh đôi, tăng cường ra đảo đã hơn 1 năm cho biết, để có được thành quả vườn rau tươi tốt như ngày hôm nay là cả quá trình lao động cần cù, biết cách khắc phục khó khăn đầy thú vị của cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Chỉ riêng việc che chắn cho vườn rau không bị gió biển làm hư hỏng đã là kinh nghiệm quý giá rồi – trung úy Hậu nói.

(còn nữa)

Hoàng Đăng Khoa – Hồ Đăng Thanh Ngọc
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
Hành trình đến với Trường Sa

Trong những ngày đầu tháng tư lịch sử, tôi vinh dự được cùng Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 25 thành viên do ông Nguyễn Nam Tiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn tham gia Đoàn công tác số 5 đi thăm quần đảo Trường Sa theo Kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày 3/4 đến 11/4/2024.

Hành trình đến với Trường Sa
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8: Trái tim của huyện đảo Trường Sa

Rất nhiều người Việt Nam yêu và thuộc bài hát “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sĩ Huỳnh Phước Long. Bài hát có những câu khi hát lên thật bồi hồi, xúc động “Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi! Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em…”. Là người Việt Nam, ai cũng có ao ước được một lần đặt chân lên đảo Trường Sa, chúng tôi thật may mắn cùng Đoàn công tác số 5 đặt chân lên đảo.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 8 Trái tim của huyện đảo Trường Sa
Return to top