ClockThứ Tư, 13/07/2016 09:59

Phán quyết của Toà Trọng tài: Bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển

Ông Trần Việt Thái- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Ngoại giao nhận định, về cơ bản phán quyết Toà Trọng tài về vụ kiện Biển Đông chiều 12/7 tích cực, trong đó Toà ra phán quyết thế nào là đá, đảo được coi là bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển.

Ông bình luận như thế nào về phán quyết Toà Trọng tài vừa đưa ra chiều 12.7 về vụ kiện Biển Đông?

Tôi cho rằng, về cơ bản phán quyết của Toà Trọng tài là tích cực. Đối với Philippines họ thắng lợi hầu hết các yêu cầu ngoại trừ một điểm Toà tuyên bố đá Gaven Bắc là đá chữ không phải là bãi có 12 hải lý. Hầu hết nội dung kiện đều được Toà trả lời chi tiết, trong đó đặc biệt quan trọng, Toà đã bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Toà tuyên bố, Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông. Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn.

Đây là một thắng lợi rất lớn, nó sẽ làm giảm phạm vi tranh chấp và đó cũng là cách giải quyết vấn đề bằng biện pháp hoà bình.

Phán quyết ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, thưa ông?

Tôi chưa thể nói được nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào, bởi chưa có đánh giá đầy đủ về tất cả các nội dung của phán quyết.

Tuy nhiên, việc Toà bác đường lưỡi bò là bước quan trọng cho thấy Trung Quốc không có cơ sở để khẳng định chủ quyền mà họ đã phi lý áp đặt trên hầu hết Biển Đông.

Phán quyết của Toà Trọng tài cũng tạo ra bước ngoặt khi lần đầu tiên Toà đưa ra được một quy chế tiến bộ, phân định thế nào là đảo, là đá. Đây là bước tiến lớn của nhân loại về phân định biển.

Ngoài ra, Toà cũng đã làm rõ về cơ sở pháp lý với rất nhiều hành động trên biển. Cụ thể với Việt Nam thì còn phải nghiên cứu thêm.

Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào sau phán quyết?

Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của Toà. Hôm nay Trung Quốc cũng đã đưa máy bay ra Trường Sa, họ báo động lực lượng của họ cả về trên biển lẫn trên đất liền. Hiện hành động của Trung Quốc chưa rõ ràng, nhưng chúng ta phải theo dõi sát tình hình và nâng cao cảnh giác.

Theo ông, căng thẳng Biển Đông sẽ diễn biến ở cấp độ nào sau phán quyết?

Đây là vấn đề lâu dài. Theo nhận định của cá nhân tôi, thời gian tới Biển Đông như thế nào thì phải theo dõi thêm. Tôi cho rằng, Trung Quốc còn phải tính đến nhiều nhân tố khác. Đặc biệt, còn phải xem cách ứng xử của chính quyền Philippines và khả năng kiềm chế của Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!

“Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hơn những tuyên bố của Toà Trọng tài, song ủng hộ những phán quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và  lợi ích của Việt Nam.

Phán quyết của Toà Trọng tài gần như có lợi cho Philippines, bất lợi cho Trung Quốc, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh pháp lý lâu dài.

Việc Philippines đưa Trung Quốc ra toà và đạt được sự ủng hộ của luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế cho thấy Philippines đã thắng lợi về chiến lược”.- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường- chuyên gia bình luận quốc tế nhận định. 

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Thời tiết ngày 7/11: Bão Yinxing hướng vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/ giờ), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/ giờ.

Thời tiết ngày 7 11 Bão Yinxing hướng vào biển Đông
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Ba Lan

Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, ngày 24/5, hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” đã diễn ra tại Đại học tổng hợp Vacsava của Ba Lan.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Ba Lan

TIN MỚI

Return to top