ClockThứ Tư, 15/03/2023 14:53

Tấm gương nỗ lực của chiến sĩ mới Phạm Anh Kiệt

TTH - “Lan tỏa” tinh thần gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, trong huấn luyện và trong chấp hành kỷ luật của đơn vị đến các chiến sĩ mới (CSM), rất đáng được biểu dương, là nhận xét của Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh khi nói về CSM Phạm Anh Kiệt.

Yêu thương là động lựcThầm lặng những chiến sĩ “anh nuôi”Thăm, động viên chiến sĩ mới

leftcenterrightdel
Phạm Anh Kiệt luyện tập để gấp chăn vuông vức theo quy định 

Chiều muộn, nhưng các CSM vẫn miệt mài với tăng gia, vào rừng lấy củi và những công việc khác để rèn luyện ý thức lao động, sau buổi huấn luyện. Phạm Anh Kiệt đang cùng nhóm CSM cuốc đất, un vồng chuẩn bị trồng mới thêm lứa rau khoai. Mồ hôi nhễ nhại, nhưng nụ cười thật tươi trên gương mặt, Kiệt nói rằng đang được đồng đội chỉ vẽ cách cuốc đất, điều mà lúc ở nhà người thanh niên trẻ chưa từng biết đến.

“Mới hơn một tháng học tập, rèn luyện, huấn luyện kể từ ngày nhập ngũ, tôi và các CSM đã học hỏi được rất nhiều điều, trưởng thành hơn”. Kiệt chia sẻ, đã tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Huế. Nhưng bạn khao khát được nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự; được rèn luyện trong môi trường quân đội, nên đã viết đơn tình nguyện. Người thanh niên trẻ vô cùng vui mừng khi nguyện vọng trở thành hiện thực.

“Mơ ước của tôi, sau khi hoàn thành nghĩa vụ, được ở lại, phục vụ lâu dài trong lực lượng biên phòng. Nếu xuất ngũ trở về địa phương, quá trình rèn luyện, sự trưởng thành trong quân đội cũng sẽ là “vốn liếng” quý giá để chúng tôi tiếp tục vững vàng trong cuộc sống và đóng góp sức trẻ cho xã hội. Vậy nên tôi luôn cố gắng nỗ lực” - Kiệt bày tỏ.

Thiếu tá Lê Anh Tuấn cho biết: CSM Phạm Anh Kiệt rất cởi mở, gần gũi, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng chí, đồng đội, không nề hà trước bất cứ việc gì; đã có nhiều đóng góp cho đơn vị. Tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Huế, nên ngay từ những ngày đầu, Kiệt phụ giúp y sĩ, bác sĩ quân y trong công tác khám sức khỏe cho CSM, phụ giúp tiêm vắc-xin phòng uốn ván, phụ đo điện tim, đo huyết áp; giúp đơn vị phun thuốc phòng muỗi, ruồi; hỗ trợ đồng đội trong công tác vệ sinh, để đảm bảo sức khỏe.

“Mọi nhiệm vụ được giao Kiệt đều thực hiện rất trách nhiệm, hoàn thành tốt, là “cảm hứng” để các CSM cùng cố gắng, nỗ lực, tạo khí thế thi đua và tinh thần đoàn kết, góp phần không nhỏ để công tác huấn luyện thuận lợi, hiệu quả” - Thiếu tá Lê Anh Tuấn cho biết.

Bản thân Kiệt thì nói rằng, đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ đồng chí, đồng đội. Ở thành phố nên mỗi ngày ngoài việc học tập, Kiệt chỉ biết giúp gia đình quét nhà và tự giặt áo quần của mình, hoàn toàn “xa lạ” với cuốc đất, chặt củi. Ở đơn vị, rất nhiều CSM gia đình làm nông, nên đã tận tình hướng dẫn, chỉ vẽ cho Kiệt cách cuốc đất, chặt củi làm sao cho nhanh, hiệu quả mà đỡ đau vai, đau tay. Gương mặt Kiệt luôn sáng lên nụ cười khi nói, mọi người ai có thế mạnh gì đều hỗ trợ, chỉ vẽ cho đồng chí, đồng đội của mình, nhắc nhở nhau cùng làm. Mỗi ngày, các CSM càng gần gũi nhau hơn, tự tin và thực hiện tốt hơn các bài rèn luyện, huấn luyện.

Theo Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, đơn vị xác định Phạm Anh Kiệt là một CSM rất tâm huyết và trách nhiệm, do đó, tạo điều kiện theo dõi và kèm cặp, dìu dắt. Nếu phấn đấu tốt trong quá trình huấn luyện, đơn vị sẽ tạo điều kiện để Kiệt được học đối tượng Đảng, để khi đáp ứng đủ tiêu chí, thời gian theo quy định, Kiệt sẽ được kết nạp Đảng, đứng vào hàng ngũ của Đảng trong thời gian tại ngũ.

Tinh thần phấn đấu, nỗ lực rèn luyện của những chiến sĩ như Kiệt, là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh của lực lượng BĐBP tỉnh, của quân đội...

Bài, ảnh: Văn Toàn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Trưởng thôn La Tưng “hai giỏi”

Không chỉ “tròn vai” Phó Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ tự quản đường biên, cột mốc thôn La Tưng (xã lâm Đớt, A Lưới), anh Hồ Sỹ Khu còn là tấm gương sản xuất giỏi.

Trưởng thôn La Tưng “hai giỏi”
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Return to top