ClockThứ Năm, 04/03/2021 14:36

“Bunpimay Lào” trên đất Cố đô

TTH - Giữa tháng 4 là thời điểm chào đón năm mới của các bộ tộc Lào. Hơn 400 du học sinh Lào, đang sinh sống và học tập tại Huế luôn nhớ về Tết Bunpimay, lễ hội Hốt Nặm, cầu mong cuộc sống hạnh phúc và ấm no.

Lưu học sinh Lào vui Tết cổ truyền BunpimayẤm áp Tết Lào Bunpimay

Lễ hội buộc chỉ cổ tay là một phần không thể thiếu trong ngày tết Bunpimay

Đặc sắc lễ hội Bunpimay

Bunpimay trong tiếng Lào có nghĩa lễ hội năm mới. Năm mới của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thường bắt đầu từ ngày 14-16/4. Theo truyền thống, mỗi khi Tết đến xuân về, người dân Lào lại tổ chức lễ hội té nước và trong đó không thể thiếu lễ buộc chỉ cổ tay.

Anh Sonexay Rasphone ở tỉnh Savannakhet, hiện là nghiên cứu sinh (năm hai) bộ môn Sinh học, Viện Công nghệ Sinh học Đại học Huế, chia sẻ: “Trước khi buộc chỉ cổ tay, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, bạn bè buộc chỉ cổ tay cho nhau để buông thả, đuổi cái xấu tồi, nỗi buồn ra khỏi cuộc đời, cầu chúc một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc”.

Nói đến lễ hội Bunpimay, không thể không kể đến lễ té nước, lễ hội có ý nghĩa mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Vào ngày đầu tiên của Tết Lào, người ta quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Nước thơm là một hỗn hợp, gồm nước, nghệ, bồ kết nướng, hoa và dầu thơm. Nước được ướp hương hoa hoặc hương liệu thiên nhiên. Về sau, người ta còn cho cả kem và bột. Khi tham gia mọi người vẩy nước thơm cho nhau, ai bị ướt nhiều là hạnh phúc nhiều.

Trong suốt ba ngày Tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm. Người ta dùng hoa muồng (bò cạp vàng) cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn, kết hoa Chăm pa thành từng chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành trong năm.

Phía dưới mâm lễ chính có hai chiếc khay. Một chiếc gọi là khăn, dùng để đựng các lễ vật cho thầy cúng, gồm một quả trứng gà luộc, hai chiếc bánh nếp hình chóp nhọn, một cuộn chỉ buộc, bốn cây đăng và một ché rượu cần. Một chiếc đựng các lễ vật, gồm ba nén bạc, hai tấm vi pha khen (vi kẻ ca rô màu tím dùng may váy cho đàn ông), hai tấm vi pha xa loong (vi sọc đen trắng dùng may váy cho phụ nữ) và chỉ cuộn bằng sợi thô tự dệt...

Sinh viên Lào đón tết trên đất Huế

Sinh viên Lào du học nước ngoài thường tổ chức sớm hơn. Đặc biệt, lưu học sinh Lào đang sống và học tập tại thành phố Huế tổ chức vào ngày 8 hay 9/4 hằng năm tại Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Bunpimay được tổ chức tại ký túc xá dành cho sinh viên Lào với sự phối hợp của Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế và Đại học Huế, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên Lào không được về nhà vẫn được đón tết cổ truyền như ở nước mình. Trong ngày Tết này, các du học sinh Lào và Việt Nam cùng giao lưu văn nghệ trong không khí đầm ấm, thân mật và thắm tình đoàn kết, hòa vào cùng tiếng nhạc, điệu múa mang đậm văn hóa của dân tộc Lào.

Bạn Sisavard, sinh viên năm tư, ngành Công nghệ sau thu hoạch- Trường đại học Nông lâm Huế, cho biết: “Tôi cảm thấy rất vui khi được sống trong không khí đón Tết Lào tại Việt Nam, cảm nhận như được đón tết trên quê hương mình với những phong tục nghi lễ đặc trưng được tổ chức”

Bạn Khamtan, sinh viên ngành Luật quốc tế, cho hay: “Tôi cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc vì có sự quan tâm và giúp đỡ của Trường cao đẳng Sư phạm cùng Đại học Huế rất nhiều; dù xa quê hương, xa gia đình nhưng vẫn có thể chào đón một cái Tết thêm phần ấm cúng, xua đi nỗi nhớ quê hương và có động lực trong học tập”.

Kết thúc chương trình, các du học sinh, các thầy cô và lãnh đạo tỉnh cùng thắp nến, té nước, buộc chỉ trắng vào cổ tay cầu chúc cho nhau một năm mới vui vẻ, an lành, may mắn và hạnh phúc. Hoạt động này mang ý nghĩa thiết thực, thể hiện mối quan hệ thân thiết, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Bài, ảnh: KhamNoy XaYaSouk

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh

Khi các kỹ năng và thế mạnh của các vận động viên khuyết tật đang tiếp tục gây ấn tượng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paris (Paralympic Paris), thì tại thủ đô London của Anh cũng đang diễn ra lễ hội nghệ thuật giới thiệu tài năng và sự độc đáo của các nghệ sĩ khuyết tật.

Khám phá lễ hội tôn vinh sự sáng tạo của các nghệ sĩ khuyết tật ở Anh
Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Khai hội điện Huệ Nam

Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) vừa chính thức bắt đầu vào ngày 11/8 tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế).

Khai hội điện Huệ Nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top