ClockThứ Ba, 29/09/2015 15:11

Cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước

TTH - Cũng như cán bộ, công chức và Nhân dân trong tỉnh, tôi đón nhận Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với tinh thần phấn khởi và đồng thuận cao. Là người đang công tác ở lĩnh vực cải cách hành chính (CCHC), tôi rất quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Về cơ bản, tôi hoàn toàn đồng ý với dự thảo, nhưng xin tham gia góp thêm vài ý kiến vào mục 13, phần II của dự thảo như sau:

Về tiêu đề, xin góp ý thay đổi là: “Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước”. Bởi vì công tác CCHC là sự tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Nhà nước. Bổ sung cụm từ chất lượng để khẳng định thêm quyết tâm của tỉnh trong nhiệm kỳ mới, bổ sung cụm từ hoạt động nhằm cụ thể hóa thêm về hành động. Với tiêu đề mới này làm rõ hơn nhiệm vụ, hành động trong nhiệm kỳ mới và phù hợp với các tiêu đề khác được trình bày trong báo cáo.

Về nội dung, nhìn chung, dự thảo báo cáo đã làm rõ các nhiệm vụ cụ thể, tôi xin góp ý thêm các nội dung để xác định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động của tổ chức đại diện Nhân dân và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ở phần đầu của mục 13 về đẩy mạnh CCHC, xin bổ sung thêm nội dung:
“Xây dựng chế độ lãnh đạo chặt chẽ đối với cơ quan thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực quyền của trong tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng Nhân dân các cấp nhằm: tiếp tục đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, nâng cao năng lực xây dựng, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật và tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định, giám sát các vấn đề quan trọng của tỉnh.”
Ở khổ thứ 2, xin góp ý như sau:
“Lãnh đạo việc tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành, nâng cao chất lượng, năng lực và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền cơ sở gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao, phát huy dân chủ cơ sở, gắn kết công tác này với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Việc bổ sung các cụm từ trên để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp.
Ở khổ thứ 3, xin góp ý như sau:
“Lãnh đạo đẩy mạnh công tác CCHC theo hướng xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước từ địa phương đến tỉnh thành một hệ thống hoàn thiện, hiện đại, thông suốt, dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ Nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, hướng đến cải thiện và nâng cao môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, loại bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng công vụ, đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực thi hành công vụ, có bản lĩnh chính trị, tận tụy phục vụ Nhân dân; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, cương quyết loại bỏ, bãi miễn những cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, mất tín nhiệm với Nhân dân.
Gắn CCHC với ứng dụng tin học, cung cấp tất cả các dịch vụ công trên mạng, đẩy nhanh việc áp dụng chính quyền điện tử và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008.
Đẩy mạnh cải cách tư pháp, trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Thực hiện tốt việc tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.”.
Hào Vũ (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top