ClockThứ Năm, 18/05/2023 07:00

Cải thiện các chỉ số

TTH - Từ các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 được công bố, các cơ quan liên quan cần nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế cụ thể, bởi các chỉ số giảm điểm đáng kể khiến thứ hạng của tỉnh trong bức tranh chung của cả nước không như kỳ vọng.

Người đứng đầu có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong cải cách hành chínhThành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnhHương Trà phấn đấu chỉ số cải cách hành chính xếp 3/9 địa phương

leftcenterrightdel
Trong công tác CCHC, sự hài lòng của người dân là yếu tố quan trọng 

Có 3 chỉ số liên quan đến cải cách hành chính đó là: Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Theo đó, kết đánh giá, xếp hạng năm 2022 của tỉnh lần lượt như sau: Chỉ số PAPI đạt 45,38/80 điểm, xếp vị thứ 5/63 tỉnh, thành phố (giảm 2,68 điểm và giảm 4 bậc so với năm 2021); chỉ số PAR INDEX đạt 86,55/100 điểm, xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố (giảm 2,77 điểm và giảm 15 bậc so với năm 2021); chỉ số SIPAS xếp thứ 40 toàn quốc (giảm 0,94 điểm, giảm 23 bậc so với năm 2021).

Đối với PAPI, chỉ số này được đánh giá trên 8 chỉ số nội dung (trong đó, có 28 nội dung thành phần và 120 chỉ tiêu chính); được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 240 người dân tại 12 thôn, tổ dân phố thuộc 6 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Từ vị thế dẫn đầu, thứ hạng của tỉnh giảm đến 4 bậc. Đáng chú ý, trong 28 nội dung thành phần, 22 nội dung có số điểm giảm và giảm bậc so với năm 2021; đặc biệt, “Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền”, “Giáo dục tiểu học công lập” có điểm số giảm nhiều nhất, lần lượt là 0,26 và 0,25 điểm; “Phúc đáp qua cổng thông tin điện tử” và “Dịch vụ làm thủ tục hành chính ở cấp xã” có thứ hạng giảm nhiều nhất, lần lượt là 55 và 47 bậc.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Riêng PAR INDEX, kết quả giảm ở 3/4 nhóm tiêu chí là: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh (giảm 2,74 điểm, giảm 11 bậc); kết quả đánh giá qua khảo sát người dân, tổ chức (giảm 0,94 điểm, giảm 23 bậc); kết quả khảo sát cán bộ lãnh đạo, quản lý (giảm 0,88 điểm, giảm 8 bậc). Nguyên nhân dẫn đến thứ hạng của PAR INDEX không như mong muốn bởi mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ cơ quan hành chính Nhà nước và đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công tác CCHC của tỉnh thấp nhất, đặc biệt ở 2 nhóm: lãnh đạo cấp sở, ngành và lãnh đạo các phòng thuộc sở, ngành.

Còn sự giảm điểm của chỉ số SIPASS chỉ ra rằng, nhu cầu và mong đợi của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước ngày càng cao hơn. Qua đó cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước mà tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt trong thời gian tới để nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, điển hình như các vấn đề về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, nâng cao năng lực, trách nhiệm và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,…

Ngoài nguyên nhân dẫn đến sự giảm điểm trong các chỉ số liên quan đến CCHC, cần nhìn nhận những hạn chế thuộc về trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về CCHC, về các chỉ số đánh giá đến người dân, tổ chức có hiệu quả hay chưa?...

Những hạn chế trong công tác CCHC luôn tạo ra trở lực, ảnh hưởng đến thu hút nguồn đầu tư, phát triển kinh tế địa phương và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân.

Các chỉ số nói trên có thể mang tính chất tham khảo, song nó thể hiện thực chất công tác CCHC tại mỗi địa phương. Bởi vậy mà sau mỗi lần công bố, địa phương nào đạt thứ hạng cao đều rất tự hào.

Kết quả các chỉ số của tỉnh trong năm 2022 khiến các cấp chính quyền nên nhìn nhận thẳng vào vấn đề, rằng, cải thiện các chỉ số CCHC cần được quan tâm toàn diện hơn nữa.

Tại nhiều cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã dành thời gian bàn các giải pháp về CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách chế độ công vụ, công chức, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.

Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 4, ông Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu các sở ngành, địa phương đặc biệt lưu ý đến các chỉ số có điểm số thấp; đặc biệt lưu tâm đến trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo công tác CCHC, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, tạo sự hài lòng, niềm tin của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính.

Thực tiễn của công tác CCHC tốt hay không thì sự hài lòng của người dân là một trong những “thước đo” quan trọng. Và yếu tố con người đóng vai trò quyết định, nhất là đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận “một cửa” - họ là những người làm việc trực tiếp với dân, nên phải xây dựng đội ngũ này có đủ trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức... Cùng với đó, tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và phục vụ cho Nhân dân tốt hơn.

Chỉ ra hạn chế không phải để đó rồi…“đậy lại” mà cần nghiêm túc thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp khắc phục. Các chỉ số liên quan đến CCHC đều được các cơ quan Trung ương khảo sát công phu, đánh giá công khai. Và dù là khập khiễng, nhưng khi so sánh vị thứ qua từng năm, ai cũng nhìn nhận được nhiều điều!

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững
Thanh niên với an toàn giao thông

Sáng 16/11, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Ban thanh niên Công an tỉnh, Công ty Honda Lộc Thịnh tổ chức Ngày hội “Thanh niên với an toàn giao thông” năm 2024 dành cho học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Huế.

Thanh niên với an toàn giao thông

TIN MỚI

Return to top