ClockThứ Sáu, 26/05/2017 13:36

Cần tăng cường cán bộ hướng dẫn làm thủ tục cho dân

TTH - Sáng 23/5, tôi đến Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. Huế làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho người thân. Dù mới hơn 8 giờ sáng nhưng nữ cảnh sát trực tiếp giải quyết công việc tại cửa số 1 cho biết: Đã hết số.

Chiều, tôi đến trước giờ làm việc nửa tiếng. Cứ nghĩ là mình đến sớm nhưng nào ngờ vào giờ ấy đã có nhiều người còn đến sớm hơn tôi; nhẩm đếm đã có đến 30 người chờ.

Mặc dù chưa mở cửa nhưng đã có người chờ ở nơi làm việc của Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. Huế. Ảnh chụp lúc 6 giờ 30 sáng 24/5/2017

Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. Huế là nơi làm các thủ tục như đăng ký cấp, đổi chứng minh nhân dân, hộ khẩu... cho Nhân dân TP. Huế.

Là thành phố có đến trên 35 vạn dân nên mỗi ngày đội phải tiếp nhận, trao trả hồ sơ liên quan đến hộ khẩu khá lớn, do vậy mà ở đây thường xuyên xảy ra tình trạng chờ đợi khá lâu.

Cũng như buổi sáng, theo quan sát của tôi, chỉ sau 30 phút tiếp nhận, đến 2 giờ chiều, cửa số 1 báo: “hết số”- tức là ngưng tiếp nhận hồ sơ và sau đó chừng 10 phút là cửa số 2. Nhiều người lắc đầu và lẳng lặng ra về.

Tôi không biết chính xác chiều 23/5 cửa số 2 nhận bao nhiêu hồ sơ nhưng chỉ trong vòng một giờ tôi đã chứng kiến có đến 2 trường hợp do người nộp kê khai hồ sơ không đúng như quy định hoặc kê khai không đầy đủ nên phải bổ sung làm cho thời gian chờ đợi của họ bị kéo dài.

Chứng kiến cảnh này, tôi liên tưởng đến hoạt động của Trung tâm Hành chính công TP. Huế. Do nắm bắt được nhu cầu giao dịch đất đai trên địa bàn ngày mỗi nhiều nên ở cửa làm thủ tục cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trung tâm luôn bố trí thêm bàn hướng dẫn. Người giao dịch sau khi lấy số thứ tự ở máy tự động, đến phiên mình, nếu chưa qua bàn hướng dẫn, kiểm tra thủ tục đều được nhân viên yêu cầu ra bàn kiểm tra. Nếu thiếu, cán bộ hướng dẫn bổ sung hoặc viết chưa đúng thì đề nghị viết lại. Khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cán bộ hướng dẫn ký xác nhận và nhân viên tiếp nhận chỉ việc viết biên nhận hồ sơ. Nhờ vậy mà nhanh, người dân cảm thấy thoải mái. Đây là cách làm rất cần tham khảo để giải quyết các thủ tục cho người dân được tiện lợi, nhanh chóng.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng khó, nhằm chuẩn bị sẵn sàng về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp tiếng Việt để trẻ vào lớp 1.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số
Return to top