ClockThứ Hai, 10/05/2021 15:03

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường, xã

TTH - Về trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp phường hiện nay, ông Nguyễn Thanh Hoa, Trưởng phòng Nội vụ TP. Huế thông tin, tỷ lệ cán bộ cấp phường ở TP. Huế đạt trình độ đại học chiếm hơn 80%; tỷ lệ công chức cấp phường đạt trình độ đại học chiếm 89,9%.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộĐại hội XIII: Gần dân là một trong những tiêu chuẩn của người cán bộKỳ vọng vào đội ngũ cán bộ có đức, có tài

Cán bộ công chức phường Vĩnh Ninh tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Bước phát triển về chất

Hai năm nay, 100% CBCC phường Vĩnh Ninh (TP. Huế) đã đạt trình độ chuyên môn đại học trở lên, toàn bộ đều được bố trí nhiệm vụ phù hợp với bằng cấp chuyên môn.

Tại phường Phước Vĩnh (TP. Huế), không chỉ toàn bộ CBCC phường chuẩn hóa trình độ đại học từ mấy năm nay mà tỷ lệ CBCC đạt trình độ trên đại học khá cao, gồm 5 thạc sĩ và 2 CBCC hiện đang học cao học, có 3/20 người có văn bằng 2 đại học.

Ông Nguyễn Thanh Hoa, Trưởng phòng Nội vụ TP. Huế thông tin, hiện nay, tỷ lệ cán bộ cấp phường ở TP. Huế đạt trình độ đại học hơn 80%, tỷ lệ công chức cấp phường đạt trình độ đại học 89,9% và có 90% CBCC cấp phường trên địa bàn thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Theo thống kê của Sở Nội vụ, đội ngũ CBCC cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hiện nay trong toàn tỉnh là 3.393 người. Trong đó, đảng viên 3.071 người, chiếm tỷ lệ 90,5%; 100% CBCC có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, riêng trình độ đại học là 2.507 người, chiếm tỷ lệ 73,88%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên có 2.364 người, đạt 69,67% và 100% CBCC cấp xã được bố trí phù hợp trình độ, chuyên môn.

Ông Phan Lương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh cho biết, đội ngũ CBCC cấp xã đã có những bước phát triển về chất, đáp ứng được nhiệm vụ công tác. Đa số công chức cấp xã ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giải quyết các TTHC tại bộ phận một cửa hiện đại cấp xã, có kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trong thực thi công vụ.

Theo ông Lương, Sở Nội vụ thường xuyên hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố rà soát đội ngũ CBCC cấp xã và lập danh sách những trường hợp chưa đạt chuẩn theo quy định của Trung ương và của tỉnh để xây dựng kế hoạch cử tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Đối với những trường hợp không thể tiếp tục đào tạo thì địa phương báo cáo phương án sắp xếp, thay thế phù hợp.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương buông lỏng quản lý kỷ luật kỷ cương trong thực thi công vụ, vẫn nảy sinh những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), gây phiền hà tới người dân, doanh nghiệp. Tình trạng vi phạm pháp luật, quy chế, quy định trong hoạt động công vụ vẫn còn, có nhiều trường hợp bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố, xét xử.

Đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là việc làm cấp bách luôn được các đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện.

Ngay từ đầu năm, Phòng Nội vụ TP. Huế đã tham mưu để ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC TP. Huế năm 2021. “CBCC cấp phường ít, mỗi chức danh chỉ 1- 2 người nên khó khăn trong việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, chúng tôi chú trọng tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề, vị trí việc làm, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhất”, ông Ngô Thanh Hoa cho biết.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện hiện là 435 người, trong đó, dân tộc thiểu số là 355 người, chiếm 81,6%. Về cơ bản, đội ngũ này được đào tạo, bồi dưỡng bài bản; bố trí, sắp xếp theo sở trường, năng lực, trình độ cũng như trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra hiện nay, một bộ phận chưa khẳng định được vị trí, vai trò. Một số CBCC chưa mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, còn trông chờ cấp trên; hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, khả năng vận dụng kiến thức được đào tạo vào thực tế chưa cao.

Đó là lý do UBND huyện A Lưới vừa hoàn thiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới trên địa bàn huyện” chuẩn bị trình HĐND huyện. Mục tiêu là phát triển đội ngũ CBCC cấp xã mang tính lâu dài, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao, gắn với vị trí việc làm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ông Phan Lương thông tin, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, sở sẽ đôn đốc các địa phương chủ động rà soát, đánh giá đội ngũ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn theo quy định. Đồng thời, các địa phương cũng cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch, tạo nguồn; gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và phân công, bổ nhiệm.

Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC; đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy sát với yêu cầu công việc của chức danh của cán bộ, vị trí việc làm của công chức cấp xã. Đối với ngân sách phục vụ công tác đào tạo, cần phải cân đối hài hòa các nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Phấn đấu đến năm 2025, 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh: Từ số hóa dữ liệu đến quản lý

Việc số hóa dữ liệu hộ kinh doanh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi cần tra cứu các thông tin liên quan, mà còn góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách một cách hiệu quả. Để hiểu hơn về công tác số hóa dữ liệu hộ kinh doanh thông qua việc thúc đẩy triển khai chức năng bản đồ số hộ kinh doanh, Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi cùng với ông Hoàng Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh xung quanh vấn đề này.

Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh Từ số hóa dữ liệu đến quản lý
Công bố quyết định về công tác cán bộ

Chiều 29/3, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì và trao Quyết định bổ nhiệm.

Công bố quyết định về công tác cán bộ

TIN MỚI

Return to top