ClockThứ Bảy, 22/06/2019 13:15
NÂNG HẠNG CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:

Mục tiêu top 10 không xa

TTH - Năm 2018, chỉ số cải cách hành chính (CCHC- Par index) của tỉnh tăng 7 bậc, xếp thứ 16/63 toàn quốc. Với phương châm “Công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, mang đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, phấn đấu lọt vào top 10 toàn quốc.

Thừa Thiên Huế phấn đấu lọt top 10 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Mô hình tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, phường giải quyết tốt các thủ tục hành chính cho cá nhân và doanh nghiệp

Liên thông từ xã đến tỉnh

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 20/7/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 02 của UBND tỉnh, công tác CCHC của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Việc cung cấp dịch vụ hành chính công giúp việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhanh hơn, đảm bảo công khai, minh bạch. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp, quản lý nhà nước tốt hơn. Trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) được nâng lên.

Ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Thừa Thiên Huế chia sẻ, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, trong đó có việc thông qua đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện, cấp sở (DDCI), sự đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với các sở, ban, ngành, địa phương, nhiều thông tin về các vướng mắc của doanh nghiệp được gửi gắm đến chính quyền. Qua theo dõi, tôi thấy công tác CCHC của tỉnh có nhiều chuyển biến, thay đổi ở bộ phận tiếp nhận một cửa; công tác tiếp nhận hồ sơ, việc giải thích cho người dân và doanh nghiệp được cải thiện tiến bộ.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Trần Thị Hoài Trâm khẳng định, việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, phường đã góp phần tích cực cho công tác CCHC của tỉnh. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy CBCC theo hướng chuyên nghiệp hóa. Đồng thời, tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ tiếp nhận và trả hồ sơ các cấp. Cùng với đó, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện toàn bộ quy trình TTHC các cấp, xây dựng liên thông quy trình TTHC liên quan với nhau, đảm bảo cho người dân, tổ chức khi đến làm TTHC có thể cùng giải quyết một lúc nhiều TTHC trong cùng một bộ hồ sơ. Số hóa 100% hồ sơ của công dân, tổ chức tại 3 cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong những lần giao dịch tiếp theo.

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ

Người dân, tổ chức, doanh nghiệp đang có những đánh giá cao về kết quả CCHC của tỉnh và ở các địa phương cấp huyện, cấp xã. Điều này cho thấy, niềm tin và sự ủng hộ của Nhân dân ngày càng cao đối với các chủ trương, chính sách CCHC tại địa phương; kết quả thực hiện CCHC đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống. Kết quả đánh giá cũng cho thấy, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý vẫn còn mong đợi nhiều hơn nữa đối với việc triển khai nhiệm vụ CCHC. Đây là tín hiệu lạc quan và động lực cần thiết để tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nâng cao hiệu quả CCHC trong thời gian tới.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.114/2.132 TTHC (tỷ lệ 99,16%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đưa 1.526 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; công bố 1.135 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích; 9/9 Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện và 130/152 xã, phường có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại đi vào hoạt động hiệu quả.

Năm 2019 được xác định là "Năm kỷ cương, kỷ luật hành chính. Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị". Vì vậy, tỉnh coi công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, thường xuyên, lâu dài cần được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đang dần loại bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội. 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thông tin, tại buổi làm việc mới đây giữa lãnh đạo tỉnh với Chính phủ và các bộ, ngành (10/6/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra câu hỏi: “Vì sao Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong CCHC, tăng đến 7 bậc, nhưng chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh lại giảm 6 bậc, xếp thứ 43 là chưa tương xứng”- Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh rà soát, khắc phục tình trạng này.

“Qua gợi mở của Thủ tướng, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Qua đó, nâng cao tỷ lệ người dân giải quyết TTHC trên môi trường mạng ở mức độ 3 và 4 nhằm giảm hồ sơ, giảm thời gian và giảm đầu mối quá trình tiếp nhận, thụ lý và trả hồ sơ cho công dân, tổ chức. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu cho công dân, tổ chức, làm cho quá trình giải quyết TTHC có thể xử lý nhanh trên môi trường mạng. Quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của người dân trong quá trình tham gia xây dựng và CCHC”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.   

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ đến điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính theo tinh thần '5 đẩy mạnh'

Kết luận phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) vào sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện “5 đẩy mạnh”, với tinh thần “đã bàn, đã thông thì phải thực hiện”, góp phần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Cải cách hành chính theo tinh thần 5 đẩy mạnh
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Return to top