ClockThứ Sáu, 23/08/2024 21:29

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

TTH.VN - Chiều 23/8, Đoàn Công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật 2024.Tiếp và làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đại diện các sở, ban, ngành và các địa phương.

Hội thảo một số vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luậtThủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa luật, giải quyết những vấn đề cấp bách14 bộ, ngành thực thi phương án phân cấp 86 thủ tục hành chínhKhai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương

 Tại buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Văn Hưng cho biết, thời gian qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành được thực hiện thường xuyên, định kỳ thông qua việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, các năm qua, các văn bản QPPL do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành phù hợp với các quy định pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, có tính thực tiễn cao, khả thi, phù hợp với các đối tượng được điều chỉnh.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và đánh giá cao công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, đặc biệt là công tác chỉ đạo điều hành, triển khai các quyết định của Chính phủ cũng như của Bộ Tư pháp về việc theo dõi thi hành pháp luật. Đồng thời, đề nghị tỉnh tăng cường giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, đơn vị, nhất là lĩnh vực kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. UBND tỉnh tăng cường công tác kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; có kế hoạch kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

Qua đó, cần chú trọng kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng của đội ngũ công chức làm công tác tham mưu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác pháp chế; tăng cường trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng văn bản; tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉn. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp giữa Sở Tư pháp và các sở, ngành trong soạn thảo, ban hành, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục triệt để tình trạng tham mưu, ban hành văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.

VĂN BỐN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top