ClockThứ Hai, 11/11/2019 17:44

Triển khai thực hiện thí điểm nguyên tắc “4 tại chỗ” tại bộ phận một cửa

TTH.VN - Bắt đầu từ ngày hôm nay (11/11/2019),Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các Trung tâm Hành chính công cấp huyện sẽ triển khai thí điểm nguyên tắc “4 tại chỗ” trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả tại bộ phận Một cửa.

Công tác kiểm tra, giám sát góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật của ĐảngLần đầu tiên thi tuyển chức danh Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh

Nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng thủ tục hành chính cụ thể. Các thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc này phải do một hoặc một bộ phận cán bộ (tại Bộ phận một cửa) được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện tiếp nhận, trực tiếp thẩm định hồ sơ hoặc trực tiếp tham gia việc thẩm định, trình phê duyệt hoặc phê duyệt hồ sơ.

Nguyên tắc này vẫn tuân thủ quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính như xin ý kiến cơ quan liên quan, thẩm định trực tiếp tại thực địa, thành lập hội đồng, thủ tục liên thông… hoặc thủ tục thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, Bộ, ngành Trung ương (nếu có).

Theo ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, việc thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ” nhằm góp phần bảo đảm các thủ tục hành chính được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian của công dân, tổ chức; các hoạt động giải quyết hồ sơ được thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu. “Có thể hiểu rằng thay vì “2 tại chỗ” chỉ tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa như mô hình đang thực hiện thì “4 tại chỗ” sẽ gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại chỗ”. Ông Nguyễn Kim Tùng giải thích thêm.

Theo đó, hồ sơ ngay trước khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm tra nội dung, tính pháp lý của hồ sơ rồi mới tiếp nhận hồ sơ. Trước đây, chỉ kiểm tra thành phần hồ sơ rồi tiếp nhận nên khi chuyển hồ sơ về giải quyết tại các cơ quan chuyên môn sẽ xảy ra các tình huống bổ sung hồ sơ, trả lại hồ sơ do không đủ điều kiện giải quyết làm tốn kém thời gian, chi phí, công sức của công dân, tổ chức.

Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển, xử lý và áp dụng chữ ký số trên môi trường mạng, chủ động giải quyết thủ tục hành chính theo hướng linh hoạt, phù hợp quy định và sát thực tiễn, hiệu quả, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, việc in ấn, phê duyệt kết quả, phát hành kết quả thủ tục hành chính sẽ được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Dự kiến, nguyên tắc “4 tại chỗ” sẽ được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 12/2019.

Tin, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top