ClockThứ Hai, 05/10/2015 07:11

Cần quan tâm, bảo vệ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

TTH.VN - Sử dụng có hiệu quả Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát huy tốt vai trò của Nhà nước trong thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp...

Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Mậu Chi

Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2015-2020, có nêu trong phần nhiệm vụ thứ 1 là “Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp (DN) và các thành phần kinh tế”, cụ thể: “Hoàn thành đề án sắp xếp, chuyển đổi, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động sau sắp xếp, cổ phần hoá. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân để thực sự trở thành động lực quan trọng của kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế. Sử dụng có hiệu quả Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát huy tốt vai trò của Nhà nước trong thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tỉnh. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc quản lý thị trường, giá cả, chống gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển bình đẳng”.

Theo tôi, dự thảo văn kiện nêu khá đầy đủ, nhiều mặt; trong đó, có các mặt tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cho DN hoạt động. Tuy nhiên, qua các năm, có những lúc mình không đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết đã đề ra. Theo đó, cần tập trung vào các biện pháp, các điều kiện để thực hiện Nghị quyết, tôi nghĩ, điều này cần nhiều hơn. Tỉnh cần tạo môi trường thuận lợi cho DN về mặt pháp lý và hành chính, phải làm sao thật thông thoáng các thủ tục hành chính hơn nữa. Điều này, thực tế mình đã và đang thực hiện nhưng nay cần phải thúc đẩy quá trình này nhanh và thuận lợi hơn. Từ đó, nó sẽ tác động đến tất cả các mặt phát triển.

Trong Dự thảo cũng có nêu về tốc độ phát triển chung cho 5 năm tới, nhưng phải thấy một điều là Thừa Thiên Huế nếu so với cả nước vẫn còn ở mức khá thấp. Tỉnh chưa tự lực trong thu và chi ngân sách, vẫn nhờ sự hỗ trợ của Trung ương. Với tốc độ phát triển ở mức trung bình như thế, để Thừa Thiên Huế vượt lên khá hơn sẽ rất khó. Vậy phải làm sao kêu gọi, mời chào được các dự án, các nhà đầu tư lớn đến Huế để “kích” và tạo ra sự thúc đẩy phát triển cho kinh tế tỉnh nhà. Điều này, tỉnh đã biết và đang làm nhưng có 1 điểm cần quan tâm là trong quá trình thực hiện, nếu tạo điều kiện cho các DN lớn có vốn đầu tư nước ngoài thì song song đó, cũng cần quan tâm, bảo vệ và tạo điều kiện cho các DN vừa và nhỏ tồn tại và phát triển. Vì hiện đây là lực lượng rất yếu trong khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu các DN vừa và nhỏ không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thì vòng tròn “DN sinh ra, phát triển không được rồi chết và DN khác lại sinh ra” cứ tiếp diễn, tạo sự nản chí với những DN mới khởi nghiệp, người đầu tư cũng như tạo ra sự lãng phí cho xã hội.

Về phía Trung ương, cái thiết thực nhất là việc ban hành Luật hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ. Tín hiệu vui đối với tỉnh là khi Qũy hỗ trợ đầu tư và bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động sẽ thúc đẩy tính hiệu quả, góp phần giúp các DN nhỏ tiếp cận với cơ hội đầu tư, vốn liếng thiết thực. Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh sẽ cùng đồng hành, phối hợp, tuy nhiên, với DN, rõ ràng là họ phải tự lực chứ không ai giúp mình cả.

Liên Minh (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là kết tinh của nhiều yếu tố, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là quán triệt, vận dụng sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, “dĩ bất biến” là tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị; còn “ứng vạn biến” là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một quyết định hết sức khó khăn nhưng đúng đắn, sáng tạo, dựa trên tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, phù hợp với diễn biến chiến trường của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn

Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chiều 3/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định chuyển nhóm, nâng bậc lương, nâng bậc lương trước thời hạn và thăng quân hàm cho 45 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) năm 2024.

Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn
Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

Chiều 3/5, tại Phú Vang, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số14 NQ/TU ngày 17 / 4 / 2020 của Tỉnh ủy về chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn kiểm tra tham dự và công bố quyết định.

Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy
Return to top