ClockThứ Tư, 02/12/2015 15:12

Cảnh báo về một sự nguy hại

TTH - Chúng ta đang đối mặt với chất thải nguy hại – đó là vấn đề mà tác giả H.Thương đã đặt ra trong bài viết của mình (Đối mặt với chất thải nguy hại – Báo Thừa Thiên Huế số 6522 phát hành ngày 27/11/2015).

Thống kê dẫn nguồn từ Sở Tài Nguyên và Môi trường của bài báo này cho thấy, 80% lượng chất thải nguy hại phát thải từ hoạt động công nghiệp với con số vào khoảng 9 tấn/ngày và năm 2020 ước tính khoảng 21 tấn/ngày. Điều đáng quan tâm ở chỗ, hiện năng lực thu gom, xử lý chất thải nguy hại trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế và sinh hoạt còn hạn chế; ý thức chấp hành của nhiều cơ sở phát thải chưa cao nên tỷ lệ lượng chất thải được thu gom, xử lý còn thấp.

Mặc dù được xác định nằm trong 20% lượng chất thải nguy hại ngoài chất thải công nghiệp, nhưng năm 2015, khối lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 1,56 tấn/ngày và con số này trong năm 2020 ước tính vào khoảng 1,71 tấn/ngày. Vấn đề ở chỗ, việc xử lý rác thải nguy hại từ hoạt động y tế cho đến nay vẫn là vấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Hiện tại, 184 cơ sở y tế đa phần hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Huế về thu gom (hiện công ty này có hai lò đốt ở bãi chôn lấp Thủy Phương; một khu chôn lấp ở bãi xử lý chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh Lộc Thủy); ngoài ra còn có một lò đốt chất thải y tế nguy hại tại Phú Sơn (Hương Thủy) nhưng năng lực xử lý vẫn còn thấp so với nhu cầu. Riêng các chất thải khí, chất thải lỏng thì chủ yếu do các cơ sở y tế tự xử lý và vấn đề đạt chuẩn đến đâu thì chưa ai có thể trả lời được. Đây cũng là điều khó kiểm soát, dễ phát sinh các nguy cơ nhất.
Báo cáo tại buổi làm việc với Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh vừa qua, đại diện Sở Y tế cho biết, nguồn đầu tư hệ thống xử lý chất thải cho một cơ sở y tế rất lớn và một công trình có hệ thống này cần 15 tỷ đồng trở lên, nên đây vẫn đang là điều nan giải. Cũng vì không đảm bảo được điều này, Bệnh viện TP Huế và Bệnh viện Y học cổ truyền đã phải chịu phạt 15 triệu đồng khi Công an môi trường kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên, hiện tại thì tình hình này vẫn chưa được cải thiện gì thêm, nhất là trong khi hai đơn vị này đang chờ các dự án công trình mới. Trả lời câu hỏi phải chấp nhận thực tế thiếu hệ thống xử lý chất thải ở các cơ sở y tế cũ, hoặc cơ sở chuyển đổi sang phục vụ nhiệm vụ y tế, nhưng vì sao các công trình y tế mới, chẳng hạn như các bệnh viện phong – da liễu, lao – bệnh phổi... lại không có hệ thống này, theo Sở Y tế thì trong thiết kế đều có công trình xử lý, nhưng do chưa có nguồn nên phải ưu tiên cho chữa bệnh trước.
Xét theo yêu cầu thực tiễn thì đây là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cũng đã đến lúc phải có sự thay đổi và chuyển hướng trong công tác thu gom, xử lý chất thải y tế nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng. Trong đó, hệ thống vận hành phải là yêu cầu bắt buộc phải có khi đưa các cơ sở y tế vào hoạt động, nếu không, các loại bệnh cơ hội và những hệ lụy khác sẽ có cơ hội phát sinh và đến lúc ấy, sẽ khó mà kiểm soát được.
Nguyễn An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất tiếp tục giảm 2 thuế GTGT 6 tháng cuối năm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top