ClockThứ Bảy, 09/06/2018 07:00

“Canh lửa” rừng cảnh quan

TTH - Lực lượng kiểm lâm TP. Huế đang ngày đêm “canh lửa” cho những cánh rừng thông cảnh quan, đặc dụng vốn rất dễ bốc cháy vào mùa nắng nóng.

Bảo vệ “lá phổi xanh”Tịch thu hơn 672 m3 gỗ các loại trong năm 2017Kiểm lâm vào cuộc vụ vận chuyển cây “khủng”

Tập huấn PCCCR cho lực lượng dân quân tự vệ

Không chủ quan

Trong lúc viếng mộ tại Nghĩa trang nhân dân TP. Huế trong dịp rằm tháng 4 ÂL, ông Đoàn Thanh Tùng ở phường An Đông cẩn trọng: “Chỉ cần bén chút lửa thì lá thông khô ở đây rất dễ bốc cháy, có thể dẫn đến các vụ cháy rừng nghiêm trọng. Vì vậy mỗi lần đến thắp nhang, đốt vàng mã cho người thân, tui thường phải đợi nhang tàn, vàng bạc cháy hết, sau đó tưới thêm nước mới yên tâm ra về”.

Không phải ai cũng như ông Tùng, tại Nghĩa trang nhân dân hay Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế vẫn có nhiều người rất chủ quan khi đến đốt vàng mã, thắp nhang viếng mộ. Là người thường đến thắp nhang, đốt vàng mã ở đây, ông Tùng nhiều lần chứng kiến một vài ngôi mộ xung quanh vẫn còn nhang đỏ rực, không một bóng người. Nhiều lần ông Tùng sau khi xong việc của mình còn đến các ngôi mộ này canh chừng tàn nhang, tránh lửa bốc cháy lây lan sang lá thông khô, có nguy cơ cháy rừng.

Tại khu vực rừng thông, các nghĩa trang vào mùa nắng nóng, những lúc “cao điểm”, lực lượng kiểm lâm TP. Huế tổ chức thay phiên nhau tuần tra, túc trực cả ngày lẫn đêm. Tại mỗi “điểm nóng” như khu vực Ngự Bình-Tam Thai, Thiên Thai, Động Tranh bao gồm giáp ranh với phường Thủy Dương (TX. Hương Thủy), Khe Kẹm, Chín Hầm… đều có nhóm kiểm lâm từ 2-3 người thường xuyên tuần tra, “canh lửa”.

Ông Dương Văn Liễu, Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng Chín Hầm thuộc Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong cho biết, đơn vị được giao quản lý hơn 244,47 ha rừng, chiếm gần một nửa diện tích rừng trên địa bàn TP. Huế. Khu vực Chín Hầm hầu hết đều là rừng thông nhựa rất dễ cháy. Quanh khu vực này còn có rất nhiều người dân đến thắp nhang, đốt vàng mã, chỉ cần sơ suất nhỏ sẽ có nguy cơ cháy rừng. Cán bộ kiểm lâm của công ty phải thay phiên nhau ngày đêm túc trực, tuần tra, có khi đến 2-3 giờ sáng mới về nhà. Không ít lần anh em phải “cơm đùm gạo bới”, nấu ăn ngay tại rừng để phục vụ cho những chuyến tuần tra kéo dài.

Cán bộ kiểm lâm và các lực lượng tập huấn, kiểm tra kỹ năng sử dụng bàn dập lửa

Sẵn sàng ứng phó

Ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế thông tin, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của TP. Huế 465,46 ha, trong đó quy hoạch rừng cảnh quan, đặc dụng là 301,5 ha và 163,96 ha nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Tuy diện tích rừng không lớn, chủ yếu là rừng thông, nhưng tài nguyên rừng trên địa bàn luôn gắn liền với các cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, du lịch… nổi tiếng của TP. Huế. Phần lớn diện tích rừng trên địa bàn trồng thông, rất dễ xảy ra cháy lớn vào mùa nắng nóng, có gió mùa tây nam. Từ tháng 5-10 hàng năm, HKL TP. Huế, các cấp chính quyền địa phương và các chủ rừng luôn chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Qua khảo sát và số liệu thống kê nhiều năm cho thấy, nguyên nhân các vụ cháy rừng ở TP. Huế chủ yếu do tác động của con người, trong đó thắp nhang viếng mộ, đốt vàng mã chiếm hầu hết số vụ. Thời điểm xảy ra cháy rừng chủ yếu là các ngày lễ, tết, rằm, mùng một... Vậy nên các lực lượng chú trọng công tác tuần tra, giám sát tại các khu vực nghĩa trang, lăng mộ, những "điểm nóng" có nguy cơ cháy rừng nhằm sớm phát hiện, dập tắt kịp thời các đáp cháy.

Ngay từ đầu mùa khô, HKL TP. Huế đã xây dựng phương án và đề xuất các giải pháp PCCCR thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, sẵn sàng ứng phó, PCCCR. Công tác tập huấn nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng dân quân tự vệ cơ động của các phường “trọng điểm” được xem là giải pháp ưu tiên trong việc ứng phó, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng”. Các lớp tập huấn đã trang bị một số kiến thức cơ bản về công tác PCCCR, đồng thời hướng dẫn cụ thể các thao tác sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ… phục vụ cho công tác PCCCR.

Với diện tích rừng trên địa bàn TP. Huế 465,46 ha được giao cho các đơn vị: Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Huế, Công ty Công viên cây xanh, Trung tâm Văn hoá Huyền Trân, UBND các phường: An Tây, An Cựu, Thủy Biều… để phục vụ cho công tác quản ký, bảo vệ, PCCCR. HKL TP. Huế đã phân bổ các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ PCCCR cho các chủ rừng, gồm 8 máy thổi gió, 5 máy bơm nước đeo vai, 60 bàn dập lửa, 32 rựa cán dài, 1 máy cắt cỏ...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cho rừng thêm xanh

Phía tây Phong Điền bây giờ không còn đất trống, đồi trọc mà thay vào đó là những cánh rừng đã xanh hơn. Đây là kết quả của sự đoàn kết chung tay của ban, ngành chức năng và người dân trong việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng thời gian qua.

Giữ cho rừng thêm xanh
Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ: Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường

Nhiều ý kiến phản ánh về việc nạo vét cồn đất trên sông Phổ Lợi, đoạn thượng lưu đập La Ỷ sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, làm xói lở 2 bên bờ sông, ảnh hưởng đến các công trình đập La Ỷ, cầu qua đập La Ỷ vừa mới xây dựng cũng như đời sống người dân trong khu vực... Qua thực tế và làm việc của chúng tôi với các ngành chức năng, vấn đề không như người dân phản ánh.

Nạo vét cồn đất thượng lưu đập La Ỷ Đảm bảo tiêu thoát nước và tạo cảnh quan môi trường
Thông tin doanh nghiệp:
Thùng rác cảnh quan chất lượng, bền đẹp tại Đà Nẵng

Việc lắp đặt những chiếc thùng rác cảnh quan chất lượng, bền đẹp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giữ gìn vẻ đẹp và sự sạch sẽ của các đô thị hiện đại. Tuy nhiên, tại Đà Nẵng, nhiều thùng rác công cộng đang trong tình trạng cũ kỹ, không đồng bộ và không đáp ứng được các tiêu chuẩn về thiết kế, chất liệu cũng như khả năng bảo trì. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những chiếc thùng rác cảnh quan chất lượng, bền bỉ đang được sử dụng tại Đà Nẵng và những ưu điểm vượt trội của chúng so với những thùng rác cũ kỹ.

Thùng rác cảnh quan chất lượng, bền đẹp tại Đà Nẵng
Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ

TIN MỚI

Return to top