ClockThứ Tư, 16/03/2011 20:16

Vẫn còn chưa nghiêm túc

TTH - Theo quy định của pháp luật, người bị Toà án (TA) xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, TA cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và TA giao người được hưởng án treo (NĐHAT) cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục đào tạo, UBND xã, phường nơi NĐHAT học tập, công tác hoặc cư trú giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách án treo. Thực tế, trên địa bàn TP Huế, những bị án được hưởng chính sách khoan hồng nêu trên chưa nhận thức được tầm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của mình trong chấp hành bản án.

Chính sách khoan hồng của pháp luật

Để thi hành các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, ngày 30/10/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2000/NĐ-CP quy định về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án (THHPTCHAT) treo nhằm tạo điều kiện cho NĐHAT làm ăn, sinh sống và tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn nơi NĐHAT làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú (gọi tắt là cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục) và gia đình của người đó.
Theo quy định của nghị định thì cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục NĐHAT có trách nhiệm và quyền hạn: Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục NĐHAT; tạo điều kiện để NĐHAT tham gia vào hoạt động chung của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nơi người đó làm việc hoặc cư trú; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình NĐHAT trong việc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm; yêu cầu NĐHAT thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện pháp ngăn ngừa, uốn nắn kịp thời khi NĐHAT có biểu hiện tiêu cực và thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết; kịp thời biểu dương khi NĐHAT có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc lập công; cho phép NĐHAT vắng mặt nơi cư trú; tự mình hoặc theo đề nghị của NĐHAT đề nghị TA nhân dân cấp huyện, TA quân sự khu vực nơi NĐHAT đang thử thách, xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi người được hưởng án treo về quá trình thử thách của người đó khi người đó chuyển đi nơi khác.
Năm 2010, trên địa bàn TP Huế có 23 người bị TA xét xử, phạt tù, cho hưởng án treo và giao người bị kết án cho UBND phường (12 phường) thuộc TP Huế, nơi người bị kết án cư trú, để UBND giám sát, giáo dục theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hầu hết những NĐHAT chưa chấp hành tốt quyền và nghĩa vụ của mình, có người phạm tội mới trong thời gian thử thách án treo...
Chưa được chấp hành tốt
TA nhân dân TP Huế đã có văn bản gửi HĐND, UBND TP Huế, kiến nghị: Trong phạm vi chức năng giám sát và quản lý nhà nước của mình, chỉ đạo UBND các phường thuộc TP Huế, thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của UBND trong việc giám sát, giáo dục người bị xử phạt tù, cho hưởng án treo, theo đúng qui định của pháp luật. Công an TP Huế cũng đã có văn bản gửi Công an các phường thuộc công an TP Huế, yêu cầu Trưởng công an phường (CAP) làm tốt công tác quản lý đối tượng, tham mưu cho UBND phường có kế hoạch kiểm tra, giám sát, giáo dục người thi hành án treo tại địa phương; đôn đốc người được hưởng án treo đến TAND trong những ngày làm việc để nhận sổ theo dõi chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo... Nhưng, đến nay, hầu hết bị án chưa đến TA nhận sổ theo dõi. Cán bộ tư pháp UBND các phường cho biết, khi nhận được bản án và Quyết định thi hành án của TA đối với những người bị phạt tù cho hưởng án treo, UBND phường đều có Quyết định giao trách nhiệm quản lý đối với người THHPTCHAT, giao cho Trưởng CAP thực hiện việc quản lý người THHPTCHAT để Trưởng CAP phân công cho cảnh sát khu vực phối hợp với bộ phận tư pháp phường thực hiện việc giám sát giáo dục đối với bị án trong thời gian thụ án tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều cán bộ tư pháp phường cũng cho biết, UBND phường quản lý chỉ là trên sổ sách. Việc theo dõi người THHPTCHAT được “khoán trắng” cho CAP.
Theo Ông Trần Duy Sanh, cán bộ tư pháp UBND phường Thuận Thành, cán bộ tư pháp phường phải đảm nhiệm rất nhiều công tác như công tác chứng thực, hộ tịch, hoà giải các tranh chấp... do vậy, công tác theo dõi người chấp hành hình phạt tù cho hưởng án treo được “bàn giao” cho CAP. Đây cũng là ý kiến của đa số cán bộ tư pháp phường như phường Đúc, Vĩnh Ninh... Sự phối hợp giữa UBND phường, CAP và người THHPTCHAT chưa chặt chẽ, rốt ráo, do đó đối tượng này chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành tốt hình phạt tù cho hưởng án treo. Bà Nguyễn Thị Hoà, cán bộ tư pháp phường Đúc cho biết, có bị án, UBND phường viết giấy mời nhiều lần vẫn không đến trình diện, khi chấp hành xong hình phạt cũng không đến UBND phường để làm thủ tục. Trong lúc, bị án chấp hành tốt hay không tốt là rất quan trọng đối với họ. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, đối với NĐHAT mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì TA quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt với bản án mới theo qui định tại Điều 51 của BLHS. Và, NĐHAT đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của người đó hoặc cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, TA có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách cho họ. Khi có đủ điều kiện họ được xem xét để xoá án tích.
Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Return to top