ClockThứ Tư, 09/01/2019 16:03

Chiến thắng A Bia - tầm vóc và dấu ấn lịch sử

TTH.VN - Hội thảo lấy ý kiến về Kỷ yếu trận đánh đồi A Bia do huyện A Lưới phối hợp với Ban liên lạc CCB Trung đoàn 3-Sư đoàn 324 tổ chức sáng 9/1 đã làm sáng tỏ thêm Chiến thắng A Bia - giá trị vượt xa tầm của một trận đánh.

50 năm đã trôi qua, nhưng với một chiến thắng có tầm vóc, ý nghĩa to lớn như chiến thắng A Bia thì thời gian càng lùi xa càng đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, khoa học hơn về những giá trị lớn lao của chiến thắng này. Tiếp cận, nghiên cứu trận A Bia từ nhiều góc cạnh là để góp phần nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn về trận đánh hết sức khốc liệt nhưng ý nghĩa và tác động rất mạnh mẽ, để chiến thắng A Bia được trả về đúng vị trí của nó không chỉ trong sử sách, mà cả trong nhận thức của nhiều người.

Với ý nghĩa đó, cuộc hội thảo đã quy tụ nhiều tướng lĩnh sỹ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, trong đó có nhiều nhân chứng lịch sử - những người đã từng tham gia chỉ huy và chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên nói chung, chiến trường A Lưới và trận A Bia nói riêng. 

Phút giây vui mừng, xúc động của các nhân chứng lịch sử từng tham gia trận đánh A Bia

A Bia là điểm cao nhất (937 mét so với mặt nước biển) nằm giữa vùng rừng núi trùng điệp gần biên giới Việt-Lào. Đỉnh A Bia có ba mỏm đứng thế chân kiềng cao xấp xỉ nhau, cách nhau khoảng 400 mét. Tại đây, sau thất bại trong Tổng tiến công Xuân Mậu Thân (1968), đế quốc Mỹ điên cuồng mở nhiều đợt tấn công vào khắp các địa bàn Thừa Thiên Huế, đặc biệt là những cuộc càn quét vào thung lũng A Lưới. Địch chọn A Bia làm địa điểm tập kết quân, gồm 13 tiểu đoàn Mỹ - Ngụy kết hợp với lực lượng không quân, pháo binh, xe tăng yểm trợ hòng đẩy quân ta ra sát biên giới Việt - Lào, phá vỡ hành lang vận chuyển chiến lược 559. Song lợi dụng địa thế hiểm trở cùng thời tiết khắc nghiệt rừng núi, các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích đã chủ động tấn công đập tan cuộc hành quân của địch, tiêu diệt gần 1.600 tên, phá hủy nhiều phương tiện, vũ khí chiến tranh.

Đại tá Hồ Hữu Lạn, Cựu chiến binh Sư đoàn 324 nhớ lại: Trong trận chiến đấu trên động A Bia, điểm cao 937 của A Lưới vào ngày 10/5/1969 của Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 với Sư dù 101 Mỹ là trận vận động tấn công kết hợp chốt, có quy mô lớn nhất của toàn trung đoàn. Trong trận này ta sử dụng một tiểu đoàn chốt trên động A Bia (d8/e3), hai tiểu đoàn vận động tấn công (d7 và d9/e3). Toàn trung đoàn bí mật thay quân cho Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9. Trong gần 10 ngày tấn công lên động A Bia của Mỹ ngụy, Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 và quân dân huyện A Lưới đã kiên cường chiến đấu, mặc dầu Sư dù 101 lính Mỹ đã sử dụng tối đa binh hỏa lực, vận dụng nhiều thủ đoạn tấn công lên chốt, nhưng chúng đã bị thất bại thảm hại.

Sự phối hợp hỗ trợ nhịp nhàng của hai lực lượng chốt và cơ động tấn công của Trung đoàn 3, với lực lượng dân quân du kích, Bộ đội huyện A Lưới đã phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân đánh giặc, làm Sư đoàn lính dù Mỹ bị diệt 11 đại đội, thiệt hại nặng 5 tiểu đoàn Mỹ và 2 tiểu đoàn ngụy, bị bắn rơi, bắn cháy 37 máy bay các loại phần lớn là trực thăng chở quân, bị phá hủy 24 khẩu pháo với 1.600 quân, làm rung chuyển Lầu Năm Góc.

Các đại biểu phân tích làm rõ về tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng A Bia

Làm rõ thêm về giá trị trận đánh đồi A Bia, PGS. TS. Trần Ngọc Long, Nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho rằng: trong trận A Bia, binh lính Mỹ đã bị sa vào cơn ác mộng của một cuộc cận chiến. Trong suốt trận đánh đó, Tiểu đoàn 3/187 đã bị tan vỡ cả về tinh thần và thể chất trước sự chống trả quyết liệt của ta. Đây được coi là tổn thất lớn nhất của quân Mỹ trước khi bắt đầu triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam. Tổn thất đó không chỉ nằm ở con số thương vong lớn trong một trận đánh, mà còn ở sự phản ứng tiêu cực của những binh lính Mỹ trên chiến trường.

Thất bại trong trận A Bia không chỉ tác động tiêu cựu đối với binh sỹ của Sư đoàn Dù 101, mà còn tác động tới cả những binh lính Mỹ khác trên khắp chiến trường miền Nam Việt Nam. Tác động của thảm cảnh A Bia đối với chính trường nước Mỹ còn lớn hơn rất nhiều, điều mà giới quân sự Mỹ không đoán định được trước. Mặc dù đã cố tình bưng bít nhưng tin tức về thương vong của quân Mỹ trong trận A Bia đã nhanh chóng lan tràn trên mặt báo và len lỏi vào tận nghị trường nước Mỹ, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh dữ dội.

Ngay sau trận đồi A Bia (Đồi thịt băm), Mỹ bắt đầu thay đổi chiến lược. Địch không dám mở những cuộc hành quân vào sâu căn cứ miền núi của ta, chúng có chiều hướng co về phòng thủ tuyến giữa. Mỹ, Lầu Năm Góc hạn chế tối đa vai trò của lực lượng Mỹ trong các chiến dịch, cho dù gặp sự phản đối của nhiều chỉ huy cấp cao.

Lính Dù Mỹ tháo chạy ở trận đánh Đồi A Bia  (ảnh tư liệu)

“Chiến thắng A Bia cùng với những thắng lợi trong năm 1969 đã góp phần phá vỡ kế hoạch hành quân đánh chiếm miền núi của địch. Thế đứng chân của lực lượng vũ trang và hệ thống kho tàng, hậu cứ của ta được củng cố ngày càng mạnh; tuyến đường hành lang vận tải 559, tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược cho chiến trường miền Nam tiếp tục là sợi dây nối liền chiến lược. Đồng thời, đây cũng là nguồn cổ vũ cho phong trào đánh phá bình định ở nông thôn, đồng bằng của toàn quân và dân ta trong thời kỳ cam go này", ông Hồ Mạnh Khóa, CCB bộ đội địa phương A Lưới chia sẻ.

Có thể khẳng định, chiến thắng A Bia là một trận chiến thắng kép. Đó là chiến thắng để lấy lại thế chủ động trên chiến trường, lấy lại lòng tin của nhân dân, đem lại quyết tâm sắt đá “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” của cả dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây còn là thất bại của địch ngay trong lòng nước Mỹ.

Nhiều tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo đã phản ánh, đề cập đến nhiều chiều cạnh của chiến thắng A Bia. Nội dung cốt lõi của các tham luận đã góp phần minh chứng, khẳng định làm rõ những luận điểm khoa học, tập trung xoay quanh một số vấn đề như Chiến thắng A Bia đánh dấu sự thất bại những tính toán chiến lược của Mỹ trước khi rút khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam. Nó giáng đòn chí tử vào lực lượng tinh túy nhất của đạo quân viễn chinh Mỹ; tạo nên“cơn địa chấn” trên chính trường và ngay trong lòng nước Mỹ.

Chiến thắng A Bia là kết quả tất yếu của sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt và kịp thời của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 324, Chỉ huy Trung đoàn 3; của các cấp ủy địa phương; sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự độc đáo; của tình đoàn kết quân – dân; của tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí sáng tạo, quyết chiến quyết thắng của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 3 – Sư đoàn 324 cùng quân và dân A Lưới; sự đóng góp của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang A Lưới cùng các huyện bạn…

Theo Bí thư Huyện ủy A Lưới Nguyễn Thị Sửu, tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng A Bia không chỉ bó hẹp trong phạm vi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên địa bàn miền Tây Trị Thiên, mà vượt ra khỏi giới hạn cả không gian và thời gian. Dẫu 50 năm đã trôi qua nhưng những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ chiến thắng này vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đó là những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến dịch và chiến thuật; về nghệ thuật tác chiến; về sự hiệp đồng giữa lực luợng chủ lực với lực lượng địa phương; về phát huy sức mạnh của hậu phương tại chỗ và về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Bài, ảnh: Bá trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tử địa Mỏ Tàu - Kỳ 2: Trận đánh then chốt

Chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu kết thúc thắng lợi. “Ta đã tiêu diệt và bắt sống 1.800 tên, diệt gọn 2 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 9 tiểu đoàn khác… thu hẹp vùng chiếm đóng của địch, phá vỡ một mảng lớn hệ thống phòng ngự của chúng ở phía tây - nam Huế”. ( trích Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1999).

Tử địa Mỏ Tàu - Kỳ 2 Trận đánh then chốt
Đồi Thịt Băm, từ thẳm sâu ký ức

Đồi A Biah/đồi Thịt Băm (Hamburger hill) hay cao điểm 937 là một trong hai điểm đến lịch sử của vùng cao A Lưới. Càng đi vào sâu, đường càng hẹp, hoang vu. Ấy vậy mà địa danh này vẫn có sức hút kỳ lạ với du khách, nhất là các cựu chiến binh trong và ngoài nước. Nhiều vị khách lớn tuổi phải chặt cây làm gậy chống, chinh phục hơn 850 bậc cấp dài 1,5km tiến lên cao điểm.

Đồi Thịt Băm, từ thẳm sâu ký ức
Nhớ về trận đánh căn cứ thôn 8

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Đại tá Phạm Văn Hóa (nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Quân khu IV, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Huế) đã nhiều lần vào sinh ra tử. Điều ông không bao giờ quên là sự hy sinh cao cả của một chiến sĩ y tá đơn vị khi chưa đầy 19 tuổi - trong một trận đánh ác liệt vào đầu năm 1969 tại căn cứ thôn 8, Cửa Việt (Quảng Trị) - nơi có "Hàng rào điện tử Mắc Namara" để bảo vệ đồng đội.

Nhớ về trận đánh căn cứ thôn 8
Tạo nền tảng để thu hút các nhà đầu tư có tầm vóc

Các khu kinh tế, công nghiệp (KKT, CN) tỉnh là khu vực trọng điểm về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để các nhà đầu tư lớn “để mắt” cần tạo được môi trường thông thoáng cùng nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban Quản lý các KKT, CN tỉnh.

Tạo nền tảng để thu hút các nhà đầu tư có tầm vóc
Chuyện về thân cây Arlăng trên “Đồi Thịt Băm”

Núi A Bia (A Biêyh) của huyện miền núi A Lưới không còn xa lạ từ ngày được phim ảnh và báo chí Mỹ đặt cho cái tên “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) ám ảnh sau trận chiến tàn khốc chín ngày đêm tháng 5 năm 1969, giữa quân đội Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 và dân quân A Lưới. A Bia là một dãy núi gồ ghề gồm 3 mỏm nằm cạnh nhau như thế kiềng ba chân, mỏm cao nhất là cao điểm 937 (937 mét so với mực nước biển). Tôi có hai lần lên đỉnh núi A Bia, một từ ngả xã Nhâm (nay là Quảng Nhâm) và một từ Hồng Bắc.

Chuyện về thân cây Arlăng trên “Đồi Thịt Băm”

TIN MỚI

Mua vang ý nhập khẩu giá tốt
Return to top