Theo tinh thần các chủ trương và quan điểm trên của Ðảng, Chính phủ đã được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể để đưa vào cuộc sống. Các chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, nhất là xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan điểm của chúng tôi về phát triển xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng, trước hết là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi công dân, kể cả những người yếu thế có cơ hội tiếp cận công bằng các nguồn lực phát triển và các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, việc làm... để họ có thể cải thiện cuộc sống của bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội và an sinh xã hội hiện nay, chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước…Ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cần được phát huy. Chính sách ưu đãi người có công bảo đảm mức sống phải trên trung bình mức sống của người dân nơi cư trú. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành cho lúc gặp khó khăn. Chính sách trợ cấp xã hội để hỗ trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Chính sách tương trợ xã hội, như phát huy truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Vấn đề tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ lao động ở nông thôn cũng cần lưu tâm. Công tác đào tạo nghề phải gắn nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như điều kiện sản xuất từng địa phương, nhằm nâng cao thu nhập. Song, mặt khác, cũng cần chú trọng đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, nhằm giảm dần khoảng cách, trình độ phát triển giữa các vùng miền. Cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tập trung phần lớn ở những vùng nghèo, xã nghèo, nhất là xã đặc biệt khó khăn.
Những vấn đề này nếu không được giải quyết thỏa đáng và kiên quyết, thì khó có thể phát triển bền vững. Thế nên, cùng với những đầu tư về nguồn lực cho an sinh xã hội, chú trọng kết hợp nỗ lực của Nhà nước với xã hội và người dân, cần phải nỗ lực huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế để có thêm nhiều điều kiện thực hiện an sinh xã hội. Cần phải đặc biệt đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách cũng như cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực.
Theo tinh thần các chủ trương và quan điểm trên của Ðảng, Chính phủ đã được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án cụ thể để đưa vào cuộc sống. Các chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, nhất là xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan điểm của chúng tôi về phát triển xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng, trước hết là tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi công dân, kể cả những người yếu thế có cơ hội tiếp cận công bằng các nguồn lực phát triển và các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, việc làm... để họ có thể cải thiện cuộc sống của bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội và an sinh xã hội hiện nay, chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước…Ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cần được phát huy. Chính sách ưu đãi người có công bảo đảm mức sống phải trên trung bình mức sống của người dân nơi cư trú. Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm huy động sự tích góp một phần thu nhập của những người lao động lúc bình thường để dành cho lúc gặp khó khăn. Chính sách trợ cấp xã hội để hỗ trợ giúp những người yếu thế và dễ bị tổn thương như người tàn tật, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Chính sách tương trợ xã hội, như phát huy truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng để giúp nhau vượt qua khó khăn, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống.
Vấn đề tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ lao động ở nông thôn cũng cần lưu tâm. Công tác đào tạo nghề phải gắn nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như điều kiện sản xuất từng địa phương, nhằm nâng cao thu nhập. Song, mặt khác, cũng cần chú trọng đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, nhằm giảm dần khoảng cách, trình độ phát triển giữa các vùng miền. Cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tập trung phần lớn ở những vùng nghèo, xã nghèo, nhất là xã đặc biệt khó khăn.
Những vấn đề này nếu không được giải quyết thỏa đáng và kiên quyết, thì khó có thể phát triển bền vững. Thế nên, cùng với những đầu tư về nguồn lực cho an sinh xã hội, chú trọng kết hợp nỗ lực của Nhà nước với xã hội và người dân, cần phải nỗ lực huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế để có thêm nhiều điều kiện thực hiện an sinh xã hội. Cần phải đặc biệt đẩy mạnh cải cách thể chế, chính sách cũng như cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực