ClockThứ Hai, 14/09/2015 18:54

Chủ động ứng phó với lũ

TTH - Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, từ ngày 14/9 trở đi, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới nên trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to và dông. Lũ trên các sông có khả năng trên báo động 2, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Tàu thuyền đã vào neo đậu an toàn tại Phú Hải (Phú Vang) (ảnh chụp sáng ngày 14/9)
Trước tình hình đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu, tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi, tổ chức neo đậu vào vị trí an toàn. Người dân không được ở lại trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Đến ngày 14/9, toàn tỉnh đã kêu gọi gần 2.000 phương tiện tàu thuyền/10.823 ngư dân vào bờ neo đậu an toàn tại các âu thuyền trú bão Thuận An, Phú Hải, Phú Thuận, Vinh Hiền; trong đó có 19 tàu thuyền/132 lao động ngoại tỉnh.
Tại huyện Quảng Điền, địa bàn thấp trũng cũng đã triển khai các phương án ứng phó với lũ lụt. Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước thông tin, đến nay mọi phương án ứng phó bão, lũ tại địa phương đã sẵn sàng. Ngay từ khi có dự báo bão số 3, mưa lớn, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã yêu cầu các ban ngành, thôn xóm, khu dân cư triển khai túc trực 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó. Các phương tiện, lực lượng được chuẩn bị sẵn sàng, chốt ở các điểm để đưa các hộ dân có nguy cơ ngập sâu đến trú ẩn khi cần thiết.
Ghi nhận của chúng tôi, ngày 14/9, mực nước trên các sông tuy chưa dâng cao, nhưng các huyện, thị xã và TP Huế đã chỉ đạo các địa phương, phường, xã triển khai các biện pháp ứng phó. Trong đó, công tác rà soát, nắm bắt tình hình Nhân dân để sơ tán kịp thời khi có tình huống xấu được đặt lên hàng đầu. Điều đáng ghi nhận là ý thức tự quản lý, bảo vệ tính mạng, tài sản người dân được nâng cao, chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm đầy đủ, đảm bảo nhu cầu mùa bão, lũ có thể kéo dài. Một số vùng sâu vùng xa, vùng dễ bị chia cắt, cô lập được các địa phương dự trữ lương thực, thực phẩm tại chỗ với phương châm không để Nhân dân thiếu đói.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu, các địa phương khẩn trương triển khai phương án sơ tán dân ở các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ven sườn núi, ven biển, sông suối, vùng thấp trũng; chỉ đạo Nhân dân khẩn trương thu hoạch rau màu, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ diện tích lúa hè thu muộn và diện tích nuôi trồng thủy sản còn lại. Các ban, ngành tổ chức kiểm tra các kho hàng, nhà xưởng, công sở, di tích văn hóa, giằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây; đảm bảo an toàn giao thông, lưới điện, thông tin liên lạc. Các chủ đầu tư công trình xây dựng cơ bản đang thi công cần yêu cầu nhà thầu có phương án bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn về người, phương tiện và thiết bị thi công. Các chủ hồ thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến của bão số 3, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du…
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top