|
|
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, đối tượng xấu liên tục phát tán thông tin giả, thông tin xấu độc (ảnh minh họa). Ảnh: tuyengiao.vn |
Chúng cho rằng, nghị quyết của Nhà nước mới ban hành được vài tháng mà đã “phải thay đổi”. Chính phủ cố tình “bóp chết” bệnh viện, “bóp cổ” bệnh nhân, làm bó tay bác sĩ, đưa quan chức y tế vào thế khó xử… Nhà nước lớn tiếng ca ngợi nhân đạo, nhưng lại “không quan tâm” đến khám, chữa bệnh cho người dân.
Trang “Việt Nam thời báo” (VNTB- ở Đức) với bài viết “Giám đốc bệnh viện rất dễ bị tù tội”. Bài viết với cái nhìn chủ quan đầy tiêu cực, hạn hẹp nhằm gây phản ứng cho xã hội bởi thủ đoạn kích động chống phá ẩn giấu phía sau. Một số trang trích dẫn về Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim và nhiều lãnh đạo cơ sở y tế trong nước bị dính vào vòng lao lý chỉ vì dám “vượt rào”, “lách luật”, bị pháp luật “sờ gáy”. Chúng còn mỉa mai về bắt hết bác sĩ giỏi, chuyên môn sâu, có học hàm, học vị cao còn đâu người giỏi cho dân nhờ...
Nhìn lại trong đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dịch, dù chưa tự sản xuất được. Hàng chục triệu người được cách ly, tiêm chủng, điều trị, ăn uống miễn phí, người dân các tâm dịch ở nước ngoài được đưa về nước tránh dịch, chữa bệnh. Đó là “trách nhiệm” của Nhà nước hay là cái gì? Trong khi một số nước giàu, người dân phải bỏ ra hàng ngàn đô la chữa bệnh nếu không có thẻ bảo hiểm. Đó là một thực tế!
Những bác sĩ bị dính vào vi phạm pháp luật là bởi vì họ đã lách luật, lợi dụng để trục lợi trên thân thể bệnh nhân, chỉ là số ít thiếu lương tâm, không thể vì thế mà đổ lỗi cho Nhà nước. Lại càng không thể Nhà nước không xử lý chỉ vì những người đó có tay nghề cao. Điều đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự công minh của pháp luật.
Làm người lãnh đạo, nhất là ngành y tế không chỉ cần tài năng, bản lĩnh mà còn phải có cả đạo đức nghề nghiêp: “Lương y như từ mẫu”. Bản lĩnh để có thể từ chối mọi cám dỗ trước mắt để cứu chữa bệnh nhân. Hoàn toàn có cơ sở thực tế và pháp lý để tin vào Nhà nước, pháp luật xử lý chứ không phải như lời bịa đặt của VNTB cũng như các tổ chức chống phá viện dẫn ra. Nên nhớ rằng, những người bị xử lý là đã vi phạm pháp luật, không phải vì họ có tay nghề cao mà bất chấp pháp luật. Lại càng không phải Nhà nước “trừng trị” những người có công chữa trị cho bệnh nhân. Điều đó hoàn toàn ngược lại.
Việc Nhà nước nhanh chóng sửa luật dù chỉ mới được ban hành là xuất phát từ thực tế, tạo điều kiện “cởi trói” cho ngành y, người dân được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất. Đó cũng là thể hiện tính cầu thị, lắng nghe để điều chỉnh chứ đâu phải vì sai mà bảo thủ, không tiếp thu, không chịu sửa đổi. Những thay đổi cơ chế chỉ mang lợi đến cho người bệnh, chứ đâu phải chỉ vì quá tải chi trả của bảo hiểm y tế. Nhanh chóng sửa luật, dù chỉ là một nghị quyết chuyên đề cũng điều đáng ghi nhận.
Điều quan trọng là phải nhìn vào cách mà Chính phủ Việt Nam xử lý vấn đề. Nếu VNTB bảo chúng ta “cứng nhắc, nhập nhằng, chồng chéo” thì phải khuyến khích Nhà nước Việt Nam sửa đổi sớm hơn mới nghe có lý, thế mới là nhân đạo, nhưng ở đây họ lại nói ngược lại. Tạo cơ chế thông thoáng, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho ngành y điều kiện chữa bệnh là không cần thiết hay sao? Những thông tin mà VNTB đưa ra không muốn đóng góp cho nước nhà, mà chỉ với mục đích làm lu mờ thành quả của ngành y tế và kích động chống phá mà thôi.